Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Ăn chay tại chùa Việt ở Úc

quang minh templeMột số ngôi chùa Việt ở Úc thường tổ chức bữa cơm chay miễn phí cuối tuần cho các khách đến thăm chùa. Điều này đã trở thành một nét văn hóa đẹp của cộng đồng người Việt xa quê hương và giúp họ có cơ hội được giao lưu với nhau.

Rộn ràng cơm chay sáng Chủ nhật
Chùa Quang Minh - ngôi chùa Việt lớn nhất nằm ở phía Tây thành phố Melbourne vào mỗi buổi sáng Chủ nhật hàng tuần, từ lúc 11 giờ sáng đã có rất đông Phật tử đi lễ chùa và ăn chay miễn phí. Họ xếp thành một hàng dài trước cửa nhà ăn, kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình để được phát cơm chay miễn phí do nhà chùa nấu.
Cơm chay ở chùa Quang Minh rất đa dạng với các món ăn chay phong phú. Một bữa cơm chay thường có các món: cơm trắng, mì xào, đậu phụ, canh chua chay và các món rau xào giả đồ mặn như cá cơm kho, thịt kho tương, (tất cả đều làm từ rau) và thậm chí có cả những món phức tạp như phở chay, bún bò Huế chay, bánh canh chay… Ngoài ra chùa còn cung cấp cả nước trà, trái cây và bánh ngọt miễn phí cho các Phật tử.
Chị Lan, một Phật tử, cho biết hàng tuần nhà chùa nấu hàng ngàn suất cơm chay miễn phí. Tất cả chi phí chủ yếu được lấy từ nguồn tiền cúng dường của các Phật tử và khách thập phương. Bản thân chị Lan cũng đưa gia đình đến ăn chay hàng tuần.
Chị cho biết: “Gia đình tôi tuy không phải theo đạo Phật gốc nhưng chúng tôi theo Phật. Bản thân tôi cũng đã quy y rồi.Vì vậy tôi cũng muốn các con mình đến ăn chay, lễ Phật để tâm hồn được thanh thản. Tôi còn khuyến khích con gái lớn của mình giúp nhà chùa dọn dẹp, nấu nướng, phục vụ khách vào cuối tuần”.
Kim, một thiếu nữ Úc gốc Việt, lại cho biết lí do em đến chùa hàng tuần để ăn chay là để giữ sức khỏe. “Hàng tuần ăn thịt, cá nhiều ngán nên em tới ăn chay cũng là để giảm lượng mỡ động vật đưa vào người. Ăn nhiều rau xanh, trái cây cũng giúp em đỡ mập”,  Kim nói.
Một điều khá thú vị là một số công nhân người Việt làm việc trong các hãng, xưởng xung quanh chùa cũng là khách thường xuyên tới ăn chay hàng tuần.
Anh Minh, thợ cơ khí của một hãng sửa chữa ô tô ngay cạnh chùa Quang Minh, cho biết đã từ  mấy năm nay, như thường lệ, Chủ nhật nào anh cũng đến chùa để ăn chay.
Anh tâm sự: “Đồ chay ở đây rất ngon và đủ chất. Tuy ăn chay nhưng không sợ bị đói vì ăn số lượng nhiều. Hơn nữa, tôi cũng tiết kiệm được chút đỉnh tiền ăn trưa mà lại rất tiện lợi vì từ hãng tôi làm tới đây rất gần”.
Nơi sinh hoạt cộng đồng và giữ gìn văn hóa truyền thống
Có thể nói đến chùa ăn chay đã trở thành một nét đẹp văn hóa, tinh thần của người Việt ở Úc và ngôi chùa cũng đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, giúp họ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhau.
Chị Ngọc là một trong số các gia đình mang theo cả gia đình, con nhỏ đến chùa ăn chay. Chị cho biết ngôi chùa đã trở thành nơi gặp gỡ của gia đình chị với một số bạn bè, người thân.
“Vì có ít thời gian sang thăm nom nhau nên chúng tôi thường hẹn nhau sáng Chủ nhật ở chùa để cùng ăn cơm chay và trò chuyện”, chị nói.
Bác Na, năm nay 67 tuổi, cho biết hàng năm bác đều sang Úc thăm con, cháu và lần nào sang bác cũng ra chùa ăn cơm chay hàng tuần.
Bác Na nói:“Lần đầu tiên sang Úc tôi rất áy náy vì sợ không đi lễ Phật hàng tuần được như ở Việt Nam. Thế nhưng khi sang đến nơi, tôi được con gái đưa đến chùa Quang Minh để lễ Phật và ăn chay. Tôi rất phấn khởi vì mình vẫn giữ được thói quen lễ chùa và có thêm một số bạn già để nói chuyện cho đỡ buồn”.
Từ ngày đi lên chùa ăn chay, bác Na đã “lập hội” với một số người bạn già ở Úc. Họ cùng vào chùa tụng kinh, làm công quả vào sáng thứ Bảy hàng tuần, còn sáng Chủ nhật thì hẹn nhau đi ăn chay, sau đó cùng nhau đi thăm thú một số nơi ở Melbourne bằng xe buýt. Thậm chí vào dịp năm mới, hội của bác Na còn cùng nhau đi hành hương 10 ngôi chùa lớn nhất ở Melbourne.
Bác nói: “Tôi thấy đời sống tinh thần của người Việt bên Úc không khác là mấy so với Việt Nam”.
Còn vợ chồng anh chị Quang-Lê lại cảm thấy rất thú vị khi được đi lễ chùa Việt và ăn chay ngay trên xứ sở chuột túi khi lần đầu tiên họ sang Úc thăm con du học. Vì ở Úc thăm con hai tháng và có người bà con làm công quả trong chùa nên thỉnh thoảng anh chị lại vào chùa ăn chay và có dịp gặp gỡ, hàn huyên với những Việt kiều Úc xa quê hương.
Chị Lê phấn khởi khoe: “Tôi đã làm quen được với hai người bạn mới. Họ hẹn khi nào về Việt Nam sẽ ghé thăm nhà tôi”.
Giao thoa văn hóa
Có một điều thú vị là không chỉ có người Việt mà một số người Ấn Độ, Bangladesh, thậm chí là người Úc da trắng cũng thường xuyên ghé thăm và ăn chay ở chùa Việt.  Họ thường đi với bạn bè, người thân hoặc thậm chí người yêu gốc Việt của mình.
Nick, một thanh niên Úc ‘chính hiệu’ với nước da trắng,  mái tóc vàng và đôi mắt xanh biếc cho biết đã rất nhiều lần anh đi cùng Vicky - người bạn gái gốc Việt của mình đến ăn chay ở chùa Quang Minh.
Nick nói: “Tôi theo đạo Thiên chúa giáo nhưng tôi không ngại đi chùa với cô ấy (Vicky). Theo tôi, đồ ăn chay ở đây rất ngon và lạ, nếu không biết thì bạn có thể nhầm là đang ăn thịt và cá vì hương vị giống y hệt”. Nick chen vào một câu tiếng Việt: “Ngon lắm!”
Còn Vicky thì cho biết gia đình cô có truyền thống đến chùa ăn chay từ khi cô còn nhỏ và cô vẫn giữ gìn nó cho đến tận bây giờ. Từ ngày yêu Nick, anh chàng cũng theo cô đi đến các ngôi chùa để lễ Phật, nhất là vào những ngày lễ, Tết Việt.
Vicky cho biết chăm đi chùa và ăn chay cũng là một cách thiết thực để giữ gìn văn hóa truyền thống Việt khi sinh sống ở nước Úc. Hơn nữa, đây cũng là một cách giúp cô và chàng người yêu Tây của mình có sự giao lưu, học hỏi những nét đẹp về văn hóa để từ đó hiểu và tôn trọng nhau hơn.

Theo ABC

2 nhận xét:

  1. Nhất định khi sang du học úc mình sẽ thử đi đến đây.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa