Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Các loài cây kỳ lạ ở Việt Nam

 

Sinh con hoặc ăn thịt là những đặc điểm thường có ở động vật, nhưng một số loài thực vật ở Việt Nam cũng có những khả năng này, và nhiều điều độc đáo khác nữa.

Thực vật cũng có thể "sinh con". Cây vẹt trong hình vẽ là một trong số đó. Hiện tượng này chỉ gặp ở một số loài cây sống ở khu vực rừng lầy mặn vùng ven biển như cây đước, cây vẹt, cây trang. Chúng ra hoa, truyền phấn, thụ phấn để tạo nên hạt giống như các loài thực vật khác, chỉ khác là trong khi hạt giống của các loài thực vật khác tách ra khỏi cơ thể mẹ để lớn lên, thì hạt giống của loài này lại nảy mầm thành cây non ngay trên cây mẹ. Sau khi đã đủ điều kiện, chúng mới tách ra khỏi thân mẹ, cắm rễ vào lớp bùn ven biển, trở thành cây con.
Hiện tượng “sinh con” là một hình thức thích nghi độc đáo của một số cây sống ở vùng ngập mặn, nhờ đó cây có thể mọc được trong điều kiện thuỷ triều lên xuống hàng ngày, tránh cho hạt khỏi bị nước triều cuốn trôi đi. Ảnh: Wikipedia.
Cây nắp ấm (Nepenthaceae). Trong hình là cây nắp ấm ăn thịt chim. Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nó thường xuất hiện ở các vùng đầm lầy các tỉnh miền trung như Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế.
Cây nắp ấm có chiếc lá đặc biệt với phần cuối phình to thành cái túi, hay cái bình có nắp đậy. Bên trong thành bình có nhiều lồng tuyến tiết chất dịch khiến thành bình rất trơn, chất dịch này có khả năng tiêu hoá thức ăn; mép bình lại tiết dịch thơm nên thu hút sâu bọ rất tốt. Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra.
Do lá có hình dáng và cấu trúc rất đặc biệt nên gần đây ở Trung Quốc người ta đã khai thác tạo giống cây nắp ấm thành một loài cây cảnh độc đáo và đã được xuất sang thị trường cây cảnh nước ta trong dịp Tết. Ảnh: BBC.
Điều hay còn gọi là đào lộn hột (Anacardium occidentale L.). Tên gọi của chúng xuất phát từ quả của cây này có hình dáng độc đáo. Quả gồm hai phần, phần ở bên dưới hơi giống quả đào, nạc và mọng nước, đính ở trên đó là một cái “hột” hình hạt đậu có vỏ cứng, màu sẫm. Nhìn cả hai phần chẳng khác nào một quả đào có hạt nằm lộn ra bên ngoài chứ không nằm ở bên trong như các loại quả thông thường khác. Thực chất "hột" này mới chính là quả thật sự, còn cái “quả” hình quả đào mọng nước kia là do đế hoa phát triển thành.
Ở Việt Nam, cây điều được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía nam như Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước. Ảnh: Wikipedia.
Cây một lá (Nervilia fordii Schultze). Các cây thông thường phải có nhiều lá, nhưng có cây chỉ có một lá với tên gọi là thanh thiên quỳ hay lan cờ.
Đó là một loài lan địa sinh sống lâu năm, cùng họ với những loài lan cảnh có hoa đẹp khác. Cây cao từ 20-30cm. Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1,5-20 g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn. Lá hình tim tròn, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10-25 cm mép uốn lượn.
Chúng thường mọc trong các hốc đá hoặc trên lớp đất có nhiều thảm mục dưới tán rừng ẩm hoặc rừng trên núi đá vôi các tỉnh phía bắc và ở Kon Tum, Lâm Đồng. Củ của cây được dùng làm thuốc giải độc, làm mát phổi, chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm phế quản, nhai củ tươi có thể làm giảm khát nước, bồi dưỡng cơ thể. Do có giá trị lớn nên cây bị khai thác nhiều để bán qua biên giới. Ảnh: Tulear.blogspot.com
Loài hoa mà theo truyền thuyết là "3.000 năm mới nở một lần" - hoa Ưu Đàm được tìm thấy ở nhiều nơi của Việt Nam như Phú Yên, Hải Phòng. Theo truyền thuyết kể lại, Hoa Ưu Đàm hay udumbara là một loài hoa huyền thoại, phải mất 3.000 năm loài hoa này mới nở hoa một lần và đó cũng là điềm báo cho một vị vua sắp ra đời. Nhiều người cho rằng, loài cây này chỉ là sự tưởng tượng của người xưa.
Hoa udumbara có hình dáng mong manh như những sợi tóc. Những bông hoa này nở vào sáng sớm, sau đó cụp lại vào giữa trưa nắng. Mỗi bông hoa có đường kính dài 1 mm. Với khả năng kỳ diệu, nó có thể sinh sống trên bất kỳ bề mặt nào mà nó vô tình bám được. Cây hoa có nhiều nhánh, nở ra những bông hoa bé xíu có màu trắng hoặc xanh nhạt, nụ hoa có hình dáng của một quả trứng tí hon, hoa có mùi hương nhẹ nhàng của gỗ đàn hương.
Tại Việt Nam, loài hoa này vẫn đang gây tranh cãi trong giới khoa học. Có chuyên gia sinh học cho rằng có thể là một loài nấm; nhiều giả thiết "trứng côn trùng", còn hòa thượng Thích Nguyên Đức nói Ưu Đàm chỉ mang tính biểu tượng. Ảnh: Thiên Lý.
Cây có quả nằm trong đất - cây lạc (Arachis hypogaea). Ở cây Lạc, một số hoa mọc phía trên thường không cho quả, chỉ những hoa mọc phía dưới, mọc chúc xuống đất mới cho quả. Người Việt Nam thường quen gọi những phần của cây không giống rễ mà nằm ở dưới đất là “củ” như củ khoai, sắn, cà rốt, hay củ lạc, dù nó là phần nào của cây biến đổi thành. Vì vậy với cây lạc, phải gọi là “quả Lạc” mới đúng.
Cây lạc là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3–50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng 1–3 cm. Ảnh: Wikipedia.
Hương Thu tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét