Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Trung Quốc: Bảo tồn tượng Phật Mông Sơn



GNO - Đó là dự án nhằm giúp chống đỡ vách đá có chạm khắc tượng Phật lâu đời nhất của đất nước Trung Quốc sẽ được khởi động vào trước cuối tháng 6 này ở tỉnh Sơn Tây.

Tượng Phật Mông Sơn.jpg

Tượng Phật Mông Sơn
Với khoản đầu tư 74 triệu nhân dân tệ (11,7 triệu USD) được phê duyệt bởi Bộ Địa chính, công việc sẽ tập trung vào việc củng cố hầm mỏ quanh tượng Phật Mông Sơn, từng có nguy cơ bị sụp đổ.

Nhạc cụ cổ nhất thế giới lộ diện

Các nhà khảo cổ vừa tìm được những cây sáo được làm từ ngà voi ma mút và xương chim có niên đại hơn 40.000 năm.

Hai cây sáo được làm từ ngà voi ma mút trong hang
Hai cây sáo được làm từ ngà voi ma mút trong hang Geissenkloesterle tại dãy núi Swabian Jura ở Đức. Ảnh: BBC.
Giáo sư Tom Higham, một nhà nghiên cứu của Đại học Oxford tại Anh, cùng các đồng nghiệp phát hiện hai chiếc sáo cổ trong hang Geissenkloesterle tại dãy núi Swabian Jura ở Đức, BBC đưa tin. Kết quả kiểm tra cho thấy người xa đã tạo ra chúng cách đây chừng 42.000 tới 43.000 năm.

Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng


Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (giao chỉ) trả lời vua nhà Chu (Trung Quốc) về tục ăn trầu "Chúng tôi có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen...".

SÁCH THIỀN

SÁCH THIỀN
Người nọ bước vào một tiệm sách, tiến tới gian sách New Age, anh ta không tìm thấy quyển sách nào nói về Thiền. 
Anh ta liền hỏi cô bán hàng : Thưa cô, tại sao nơi đây không có sách Thiền. 
Cô bán hàng trả lời : Có lẽ tiệm sách này tuân theo tôn chỉ của Thiền là "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền"!
Góp ý : Thiền là vô văn tự, sao còn có sách!

Hàn Quốc: Cảnh sát TP.Ulsan thỉnh chư Tăng an vị Phật

Cong An Usan, Nampu an vi Phat 3.jpgNhân dịp kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2556-DL.2012, Cảnh sát thành phố Uất Sơn (Ulsan) cung thỉnh chư tôn thiền đức Tăng tổ đình Thông Độ (Tongdosa), Phật Quang tự (Bulgwangsa) quang lâm cắt băng khánh thành chánh điện và an vị tôn tượng đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni vào lúc 15 giờ ngày 23-5 (ảnh).

Những hình ảnh CSGT và Bộ trưởng GTVT VIỆT NAM nên xem


“Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, băng rôn thông điệp của năm ATGT 2012 được treo khắp nơi trên đường phố nhưng xem ra vẫn có không ít người thiếu ý thức tự gây họa cho bản thân mình, người thân và cộng đồng.

Theo thống kê của Cục CSGT, trong nửa đầu tháng 5/2012, cả nước đã có 266 người chết và 297 người bị thương vì TNGT. Như vậy tính bình quân thì mỗi ngày cả nước có khoảng 18 người tử nạn vì TNGT, một con số vô cùng kinh khủng.

Đặc biệt, vụ TNGT thảm khốc xảy ra đêm 17/5 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khi chiếc xe khách chở hơn 50 người tông gãy thành cầu lao xuống sông Sêrêpôk làm 36 người chết và hơn 20 người bị thương nặng khiến ai cũng bàng hoàng khiếp sợ…

Con chết thảm, cha đòi tự tử


Chứng kiến cái chết thảm của đứa con trai duy nhất, người cha đau đớn lao xuống kênh tự tử nhưng được mọi người kịp thời can ngăn.

Vụ tai nạn xảy ra lúc 14h ngày 25/5 tại kênh Tàu Hủ (đoạn qua khu vực cầu Chữ Y, quận 5-TP.HCM) làm em Trịnh Gia An (17 tuổi, ngụ quận 5) tử vong.

TG 24 giờ qua ảnh: Chú tiểu xem phim 3D


Công nhân chuyển gạch ra khỏi lò nung, các chú tiểu xem phim 3D, tổng thống Barack Obama trao bằng cho sinh viên tốt nghiệp....là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.

TG 24 giờ qua ảnh: Giám mục dùng iPad quay phim


Em bé ngủ trên võng, giám mục dùng iPad quay phim, nông dân cưỡi lừa về nhà... là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.

Ông nội dùng dao khống chế cháu ruột làm con tin


 Lúc 1h ngày 25/5, Cảnh sát 113 Công an tỉnh Bình Định đã kịp thời khống chế người đàn ông cố thủ bên trong nhà, thu 2 con dao và giải cứu an toàn cháu bé 3 tuổi.

Cha pha sữa cho con bằng thuốc trừ sâu


Sáng 26/5, nguồn tin từ BV Nhi đồng tỉnh Đồng Nai xác nhận: Cháu Lương Đức Thịnh (16 tháng tuổi) được đưa vào bệnh viện cấp cứu chiều tối hôm trước đã không qua khỏi.

Hoàng đế Quang Trung: Luôn biết kiềm chế, dừng đúng chỗ

 Là một người quyền uy tối thượng nhưng Nguyễn Huệ không bao giờ cậy quyền mà luôn biết kiềm chế mình, biết dừng đúng chỗ.

Đổ xô xem cây dừa kỳ lạ biết... khóc

26/05/2012 08:21:24
 Khoảng gần 3 tuần nay, nhiều người kéo đến nhà ông Mai Văn Cảnh (54 tuổi), bà Đỗ Thị Loan (53 tuổi), ở xóm 5, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) để xem cây dừa “khóc” cả ngày lẫn đêm.

Ông Cảnh cho biết: Cây dừa được ông nội của ông trồng cách đây khoảng 75-76 năm. Hiện nay, cây dừa này cao khoảng 17-18m, thân hình già cỗi.

Cận cảnh loài hoa kì lạ "3.000 năm mới nở một lần"


Theo truyền thuyết, “Ưu Đàm Bà La hoa” là loài hoa chỉ có trên... tiên giới, 3.000 năm mới nở một lần và được tôn làm hoa đặc biệt Phật giáo.

s
Một "khóm" hoa Ưu Đàm Bà La bé xíu vừa nở trên chuông đồng tại đền Tràng Kênh, Hải Phòng vào sáng ngày 3 tháng 5 năm 2012 vừa qua.

Có ma hay không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo



Có ma hay không có ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Nếu phải trừ ma thì phải làm như như thế nào ?... Đấy là những thắc mắc có thể ám ảnh ít nhiều mỗi người trong chúng ta.
Thật thế, đấy chẳng qua vì có người chưa hề "gặp ma" bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem ma ra thế nào, hoặc có người đã từng "thấy ma" nên vẫn còn bị ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy của mình, hay là cái con ma mà mình trông thấy có thật hay không. Vậy ta hãy xem quan điểm của Phật giáo về ma như thế nào.
Định nghĩa về Ma trong kinh sách
Chữ Ma do chữ Phạn Mâra mà ra. Tiếng Tây tạng là bDud, người Nhật gọi là Ma hay Hajun, tiếng Hán là Mo hay Mó. Người Trung quốc thường gọi là Ma-la, có lẽ cũng do tiếng Phạn Mâra mà ra, thế nhưng vì ngôn ngữ Trung Quốc không có vần r nên chữ Mâra được âm thành Ma-la (?). Kể dài dòng ra như thế để thấy rằng không phải chỉ có người Việt Nam ta mới "thấy" ma.

Tỳ kheo có làm tròn chữ Hiếu không?


Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?


Có lẽ không ý người cũng có suy nghĩ như thế, hoặc giả thắc mắc trong lòng, quý Thầy trả hiếu bậc sanh thành như thế nào? Việc giáo dục hiếu thuận với cha mẹ của Phật giáo được ghi lại rất nhiều trong kinh, luật Bắc truyền (đại thừa) cũng như Nam truyền (tiểu thừa) như:  kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán, Phật dạy: “lòng từ của cha, tình thương của mẹ, nếu Ta trụ thế trong một kiếp[1] cũng không nói hết được” (父有慈恩,母有悲恩 , 母 悲 恩 者 , 若 我 住 世 於 一 劫 中 說 不 能 盡). Nghĩa mẹ tình cha lớn lao như thế nên, “trong trọn một kiếp, mỗi ngày ba lần cắt thịt của mình phụng dưỡng mẹ cha, cũng không báo đáp được ân ấy một ngày ”(經於一劫,每日三時割自身肉以養父母,而未能報一日之恩). “Vì thế cho nên, các ông phải tinh cần tu tập, hiếu dưỡng cha mẹ, như người cúng dường Phật, phúc báo không khác, nên cứ như thế mà báo ân cha mẹ”(是故汝等勤加修習孝養父母,若人供佛福等無異,應當如是報父母恩).

Đạo đức và Giới luật Phật giáo


Đạo đức Phật Giáo không đặc biệt chủ ý cấm đoán bất cứ một thứ gì và cũng không bắt buộc phải giữ một thái độ nhất định nào, mà đúng hơn chỉ khuyên chúng ta phải tránh một số thái độ hành xử nào đó. Các giới luật đạo đức Phật Giáo không phải là các phán lệnh mang tính cách tuyệt đối và được thiết lập dựa vào lý trí.
Các phương thuốc của thế giới này,
đa dạng và nhiều vô kể,
Thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
Vì thế, này các tỳ kheo, hãy cầm bát thuốc lên mà uống.
Uống bát thuốc Đạo Pháp,
sẽ không còn tuổi tác nữa, sẽ vượt sang bên kia cái chết,
và sẽ khơi động và quán thấy được sự thật,
Này các tỳ kheo, đấy là cách giúp cho hết khát,
và sẽ giải thoát khỏi cái khát.

Lòng từ bi của đức Phật một khảo cứu mang tính hiện sinh


Liên Như dịch

Phật giáo luôn lấy Từ và Bi cùng song hành với Trí huệ, như thể đôi cánh của một con chim. Trí huệ ở đây là nhận ra chân lý của cuộc đời, làm cho tâm tự tại giải thoát khỏi trói buộc, ám ảnh và kiến chấp sai lầm...


Tiến sĩ Chen Yu-His từng là Trưởng khoa Tôn giáo học thuộc Đại học Fo Guang, Đài Loan từ năm 2000 đến 2003. Hiện nay, ông là giáo sư giảng dạy bộ môn Tâm lý và Tâm lý trị liệu tôn giáo tại khoa này. Ông đã công bố nhiều bài báo và khảo luận trong lĩnh vực tâm lý học tâm linh và tôn giáo.)

Vương Đường Phật Giáo tại Hyogo, Nhật Bản công trình kiến trúc với những kỷ lục



Vương Đường Phật Giáo (The Royal Grand Hall of Buddhism) ở huyện Binh Khố (Hyogo), Nhật Bản, được xem là một tự viện có các hạng mục công trình kiến trúc phá kỷ lục. Sau nhiều năm ước nguyện và sau hai nỗ lực thất bại, Hòa thượng Tiến sỹ Kyuse Enshinjoh, sơ tổ sáng lập Nhật Bản Niệm Phật Tông, đã phát hiện một vùng đất lý tưởng để có thể kiến tạo ngôi chùa trong giấc mộng của ngài, làm trung tâm quy hướng tâm linh cho tăng tín đồ của Niệm Phật Tông.

Vùng đất ấy nằm trong Công viên Quốc gia Hải đảo Seto tại miền Trung Nhật Bản, có diện tích 148 ha, xunh quanh bao bọc bởi 8 ngọn núi, tượng trưng cho hoa sen 8 cánh. Theo huyền thoại thì vùng đất này đã có thời được gọi là Thung lũng Mãng xà vương (Vua rắn - Mamushi-dani).

Ánh sáng giác ngộ qua cái nhìn của Bồ-tát Tất Đạt Đa


Chúng ta đều biết trong lịch sử nhân loại xưa và nay, các nhà đạo học cũng như thế học phải có nhiều nỗ lực, thì họ mới có thể thành tựu trong cuộc sống, và lưu danh muôn thuở. Muốn thành tựu nhiều trong cuộc sống, trước hết họ phải thực hiện quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ nhiếp phục các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v…

Lược khảo "Xưng Tôn"


Ngày nay chúng ta đều khẳng định với nhau rằng, văn hóa của nhân loại, khởi nguồn từ bốn nền văn minh cổ, đó là: Ai Cập, Babylon, Trung Quốc và Ấn Độ. Bốn vùng văn hóa cổ này, qua bao biết đổi của thời gian cũng như sự biết thiên của nhân loại, nay chỉ còn hai – Trung Quốc và Ấn Độ.
Nói như thế không nghĩa là Ai Cập và Babylon (ngày nay là Iraq), hoàn toàn không để lạ dấu tích gì. Mặc dù hai quốc gia ấy ngày nay không tồn tại nữa, nhưng những gì các nhà khảo cổ khai quật, phát hiện được tại hai vùng văn hóa cổ này, đã đóng góp rất lớn vào kho sử liệu của thế giới.

Nhạc "Chú Đại Bi" (Có Chữ, Tiếng Phạn) (HD) (Trì 21 Lần) (Rất Hay)

Nhạc "Niệm Phật" (Tiếng Hoa) - NAMO AMITUOFO - NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (Nghe...

Những bảo vật gỗ, đá cổ chùa Bút Tháp



Chùa Bút Tháp có tên chữ là Ninh Phúc Tự (dân địa phương vẫn quen gọi là chùa Nhạn Tháp) nằm ở ven đê hữu ngạn sông Đuống thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay.
Niên đại của chùa Bút Tháp hiện nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác, nhưng theo sách Địa chí Hà Bắc, chùa được lập ra vào đời vua Trần Thánh Tông tại vị (1258 - 1278).
Nét độc đáo và đặc biệt nhất ở chùa Bút Tháp chính là những công trình điêu khắc thể hiện trên 2 chất liệu gỗ và đá.
Một số hình ảnh bảo vật quý giá tại chùa Bút Tháp

Sư tử đá canh cổng chùa. Sư tử gác chân lên quả cầu đá được đặt trên trụ đá với bề mặt chạm khắc biểu tượng hình hoa sen rất độc đáo.

kinh DƯỢC SƯ

Đô thị cổ Liên Lâu: Nơi phát tích Đạo Phật Việt Nam

Sĩ Nhiếp xây thành lập trị sở quận Giao Chỉ vào năm 187. Đô thị Liên Lâu hình thành. Những đoàn buôn Ấn Độ đầu tiên tới mang theo những tăng lữ Phật giáo để rồi con đường buôn trở thành con đường truyền giáo.



Ngày nay, Liên Lâu còn lại chỉ là di tích Chùa Dâu, Bắc Ninh.
Ngày nay, Liên Lâu còn lại chỉ là di tích Chùa Dâu, Bắc Ninh.
Đạo Phật vào Việt Nam sớm hơn vào Trung Quốc, chính vì vậy, Liên Lâu là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Thư tịch cho thấy, người Ấn Độ đầu tiên tới truyền giáo ở Liên Lâu là Khâu Đà La.