Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Hai người Tây Tạng tự thiêu

Hai người Tây Tạng tự thiêu

Hai người đàn ông tự thiêu trước khu chợ tại trung tâm thành phố Lhasa của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Một người chết và một người bị thương.

Chiến hạm các nước đổ về quanh Biển Đông

Các tàu của Mỹ cũng như Nhật Bản hôm nay lần lượt tới Indonesia và Philippines, hai diễn biến nằm trong một loạt hoạt động của chiến hạm các nước quanh Biển Đông thời gian qua.

Tàu điện ngầm lỗi hẹn đến năm 2018


- Tuyến metro đầu tiên từ trung tâm thành phố ra cửa ngõ Đông Bắc đã chính thức lỗi hẹn với người dân sau khi tăng vốn chóng mặt.


Thông báo mới đây của Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (BQLĐSĐT) về thời gian dự kiến đưa tuyến metro số 1 đi vào hoạt động khiến dư luận không khỏi âu lo.

Xe container lật, đường sắt Bắc - Nam tê liệt

Rạng sáng 28/5, xe container đang chạy trên quốc lộ 1A bỗng lật nghiêng và bị đoàn tàu SE3 đâm phải. Hàng loạt tàu khách và tàu hàng phải dừng lại chờ khắc phục sự cố.

Khoảng 3h sáng, xe container biển Hưng Yên đang chạy tốc độ cao bỗng̣ lật nghiêng trên đường sắt, đoạn qua huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Cùng lúc tàu khách SE3 từ Hà Nội vào Sài Gòn chạy tới, dù cố gắng phanh gấp nhưng đầu máy tàu vẫn đâm vào xe container.

Thanh niên 17 bị xe máy cán chết vì lạng lách

Thanh niên 17 bị xe máy cán chết vì lạng lách


Sau nhiều cú lạng lách, đánh võng của hai “quái xế” làm người đi đường khiếp vía, một trong hai kẻ điên rồ đã tự ngã lăn xuống đường và bị xe máy khác cán chết tại chỗ…

Hai thanh niên đua xe với tốc độ kinh hoàng, một người lạc tay lái té xuống đường bị xe khác cán chết. Tai nạn xảy ra vào chiều ngày 27/5 trên đường 26 thuộc phường 10, quận 6, TP.HCM.

Bách khoa toàn thư Phật giáo được xuất bản tại Nga

Một ngôi chùa ở Nga.jpg
Một ngôi chùa ở Nga

Quyển bách khoa toàn thư đầu tiên của triết học Phật giáo đã được xuất bản ở Nga, nơi mà Phật giáo đang tìm thấy sự hồi sinh sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Mười điều tâm niệm của người xuất gia

Trong kinh Tăng Chi Bộ, có một bài kinh ngắn nói về mười pháp mà Đức Phật khuyên người xuất gia cần phải luôn luôn quán sát để tự sách tấn mình trên bước đường tu học đạo lý giải thoát.
imageĐây là bài kinh quan trọng đối với hàng xuất gia, vì lẽ nội dung bài kinh cho thấy chân dung đích thực của người xuất gia, nghĩa là một người luôh luôn có những suy nghĩ, trăn trở và hoài bão làm thế nào để xứng đáng là người xuất gia đúng như lời Đức Phật dạy.

Phật Mẫu Chuẩn đề Vương Bồ Tát


imageTrong kinh Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni có ghi Bồ tát Chuẩn Đề là hóa thân của Đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sanh tử để hóa độ chúng sanh.

Lược ý hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm

image Bồ tát Quán Thế Âm tiếng Phạn gọi là Avalokitesvara. Ngài là một vị Phật thành tựu trong đời quá khứ hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai,

Lợi ích tốt đẹp của việc tín ngưỡng Phật giáo


imageSự trọng yếu của tôn giáo đối với nhân sinh, trong đó đạo lý là rõ ràng dễ thấy nhất, nó là một khâu rất trọng yếu trong sinh hoạt tinh thần của nhân loại, đã cổ lệ và làm phấn chấn con người có được sức mạnh không thể sánh.

Những điểm đặc sắc của đạo Phật


image
Nếu chúng ta đem so sánh Phật giáo với các tôn giáo khác hiện tồn tại trên thế giới, có thể phát hiện rất rõ ràng giữa Phật giáo và các tôn giáo khác có nhiều chỗ khác nhau. Tôi mạn phép đem vấn đề này quy nạp thành mười điểm để thuyết minh. Cũng chính là nói Phật giáo tối thiểu có mười điểm đặc sắc như thế.
1/ Phật là người mà không phải là thần
Nhìn chung các tôn giáo trên thế giới, ngoài Phật giáo ra,

Hỏi đáp về nghiệp báo

imageNói về Nghiệp thì không ai có quyền, hay có thể định đoạt được số mạng của người khác được. Như nói: Nghiệp ấy trả quả chừng ấy cũng đủ rồi, hoặc chưa đủ phải trả thêm nữa.

Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật


imageBài viết dưới đây là bản dịch chương 4 trong quyển Phật Giáo Đại Cương (ABC du Bouddhisme, nxb Grancher, 2008) của học giả Phật Giáo Fabrice Midal.

Đức Phật có thật hay không ?

Tất cả các tài liệu lịch sử đều chứng minh cho thấy là Đức Phật có thật và sống cách nay đã hai-mươi-sáu thế kỷ. Ngài là con của một vị vua thuộc dòng họ Thích-ca (Sakya) trị vì một vương quốc nhỏ dưới chân dãy Hy-mã-lạp sơn, trong một vùng thuộc lãnh thổ Nepal ngày nay. Tên tục của Ngài là Tất-đạt-đa (Siddharta), họ là Cồ-đàm - vì thế mà người ta thường gọi Đức Phật là Ngài Cồ-đàm.
Trong thời gian khi còn tu khổ hạnh người ta còn gọi Ngài bằng một tên khác là Thích-ca Mâu-ni, có nghĩa là "Vị Thánh Nhân của Yên Lặng thuộc dòng họ Thích-ca".
Sau khi nhất quyết là sau này sẽ không đảm nhận chức vụ thủ lãnh nắm giữ quyền bính tạm thời (tức chính trị) trong vương quốc của vua cha thì Ngài từ bỏ cung điện xa hoa để chọn cuộc sống của một người tu tập tâm linh. Khi ba mươi tuổi thì Ngài đạt được giác ngộ và sau đó thì bắt đầu thuyết giảng. Ngài đã mang lại một niềm khích lệ lớn lao và sáng lập ra tập thể những người xuất gia. Ngài tịch diệt bên cạnh các đệ tử của mình khi được tám-mươi tuổi.
Những kinh nghiệm cảm nhận chủ yếu nào đã khiến cho Đức Phật trở thành một người sáng lập tôn giáo?
Những vấn đề khúc mắc khiến cho Đức Phật hằng ray rứt đều mang tính cách vô cùng sâu xa và khác thường. Có phải là Ngài đã hỏi tại sao chúng ta lại cứ dấn thân vào một cuộc sống luôn phải phấn đấu chỉ để mang lại sự hung bạo và để kéo dài bất tận sự hung bạo đó. Tại sao chúng ta lại phải gạt bỏ cái nhân tính tiềm tàng trong chính mình để chọn cho mình một cuộc sống dẫy đầy hận thù? Tại sao chẳng mấy khi chúng ta có dịp để chứng tỏ rằng mình là một con người? Tại sao chúng ta lại không thể thực hiện được những gì mình hằng mong ước mà lại cứ đắm mình vào những thứ không nên làm?   
Đấy là những gì mà Đức Phật đã ưu tư. Con người luôn bị lọt ra bên lề cuộc sống. Họ tranh đấu nhằm mang lại cho mình thành công và hạnh phúc, thế nhưng càng vùng vẫy bao nhiêu thì những mục tiêu ấy lại càng trở nên xa vời bấy nhiêu.
Tuy sống trong huy hoàng thế nhưng Đức Phật cũng biết là có nhiều người khác đã từng chối bỏ sự hào nhoáng ấy để quay lưng đi và quên nó (các người tu khổ hạnh vào thời bấy giờ). Ngài tự hỏi tại sao lại có thể như thế được.
Trái với những gì người ta thường hiểu một cách sai lạc, thật sự là ta không thể tìm thấy được lời giáo huấn nào mang nhiều tính cách tự tin và lạc quan hơn những lời giảng dạy của Đức Phật.
Đức Phật luôn căn cứ vào hiện thực và nhận thấy chỉ có một con đường duy nhất có thể mở ra một lối thoát cho con người. Đấy là cách không nên cố gắng tìm mọi cách để lẩn trốn khổ đau, bất toại nguyện và lo buồn mà phải nỗ lực quan tâm tìm hiểu chúng. Thật vậy có rất nhiều phương tiện giúp chúng ta nhìn vào cách mà chúng ta đang sống.
Cái lâu đài đầy tiện nghi mà vua cha đã dựng lên để cố kềm giữ Ngài thật ra chỉ là một  nhà tù với các bức tường được dựng lên bằng sự sợ hãi. Tương tự như vậy, chúng ta cũng đang bị giam giữ trong cái ngục tù của sự kinh hoàng trước bệnh tật, già nua và chết chóc, và đấy chính là những gì khiếp đảm nhất của hiện thực.
Suốt gần năm-mươi năm từ khi đạt được giác ngộ cho đến lúc tịch diệt, Đức Phật không một lúc nào lại không nhắc nhở cho chúng ta biết là chúng ta đang tự lừa dối mình. Chúng ta không nên trốn lánh sự sợ hãi và khổ đau mà phải lắng nghe chúng hầu tìm hiểu chúng, và đấy là cách duy nhất để giúp chúng ta có thể loại bỏ được chúng.
 Hãy nhìn thẳng vào sự hiện hữu của chính mình để phấn đấu. Chưa hẳn là mình sẽ thắng, thế nhưng cũng chưa phải là mình sẽ thua. Đã là con người thì chúng ta lúc nào cũng có đủ khả năng giúp mình tự giải thoát khỏi mọi thứ gông cùm xiềng xích - chẳng hạn như việc thay đổi thể dạng tâm thần của mình.
Phương pháp luyện tập thiền định sẽ giúp chúng ta thực hiện được điều ấy.
Đấy cũng chính là con đường mà Đức Phật đã mở ra cho chúng ta.
Đức Phật là một vị trời hay một con người?
Đức Phật không giống như các vị sáng lập ra các tôn giáo khác bằng cách chỉ dựa vào Kinh Sách - chẳng hạn như Abraham, Moïse, Chúa Ki-tô hay Mahammed. Đức Phật không phải là một nhà tiên tri (prophète / prophet, tiếng Hy Lạp là prophêtês, có nghĩa là một vị tự cho mình mang tính cách linh thiêng, tiên đoán được những biến cố sẽ xảy và dựa vào đó để mà thuyết giảng bằng lời hay bằng chữ viết. Các biến cố mà các vị ấy tiên đoán thường là các tai ương sẽ xảy ra trong tương lai - tức có nghĩa là một sự hăm dọa). Đức Phật trái lại chỉ là một con người bình dị đã nêu lên những kinh nghiệm cảm nhận mà mỗi con người đều có thể thực hiện được. Ngài không hề nắm giữ bất cứ gì mang tính cách thần khải. Không có ai trao truyền cho Ngài một thông điệp mang tính cách linh thiêng, siêu nhiên hay thuộc vào một thế giới khác hơn là cái thế giới này.
 Thiên Chúa Giáo đòi hỏi các tín đồ phải tin vào Chúa Ki-tô tức là vị Con Trời đã chết trên cây thánh giá và sau đó thì sống lại. Trọng tâm của tôn giáo ấy dựa vào một đức tin vượt lên trên mọi khả năng lý luận.
Trái lại đối với sự thật nêu lên trong giáo huấn của Đức Phật thì đơn giản là chỉ dựa vào một thể dạng tự do và sinh động của thực tại - dù cho thể dạng ấy mang tính cách tiềm ẩn, tức là còn bị che khuất và u mê. Con đường chỉ là một cách đơn giản giúp chúng ta nhận thấy đích thật cái thể dạng ấy và giúp nó hiển lộ ra trong lòng mình. Đức Phật không hề quan tâm đến Đấng Tối Cao hay các vị trời khác. Dầu sao đi nữa theo Đức Phật thì các vị ấy không thể giúp mình tự giải thoát cho mình được. Con đường duy nhất là phải ngồi xuống để nhìn vào những kinh nghiệm cảm nhận của chính mình trong từng giây phút một, với tất cả sự chân thật và ngay thẳng. Quả thật là chẳng ai có thể làm được việc ấy thay cho mình cả.
Vào thời khắc trọng đại nhất khi Đức Phật sắp đạt được sự Giải Thoát, nghĩa là lúc  Ngài sắp bước sang phía bên kia (để đạt được sự Giác Ngộ) thì cũng chính là lúc mà Ngài bị ma quỷ tấn công mãnh liệt nhất. Chúng tìm đủ mọi cách làm cho Ngài phải bị hủ hóa, chúng quyến rũ để đánh lạc hướng Ngài, thế nhưng đồng thời đấy cũng chính là lúc mà Ngài đã biểu lộ một hành động thật phi thường, một hành động độc nhất trong lịch sử nhân loại, mang một chiều sâu vô hạn: Ngài đã dùng bàn tay của mình để chạm vào mặt đất và mượn mặt đất làm nhân chứng cho Ngài.
Thay vì trỏ tay lên trời để bảo cho mọi người biết rằng sứ mạng của mình là do Trời giao phó thì Đức Phật lại hướng tay mình xuống mặt đất của thế gian này. Rất nhiều ảnh tượng biểu trưng cho cái dấu ấn thật tinh tế ấy của Đức Phật khi Ngài dùng bàn tay mình để chạm vào mặt đất. Thật vậy không thể có một biểu tượng nào mang nhiều ý nghĩa hơn thế để chứng minh cho thấy rằng trước hết Ngài chỉ là một con người bình dị, bình dị như mỗi con người trong tất cả chúng ta. Một con người bước đi trên mặt đất này và chỉ quan tâm đến những gì thật đơn sơ của hiện thực mà không hề chờ đợi những ước mơ và hy vọng xa vời.
Thế nhưng lại chính là nhờ vào sự khám phá ra cái thể dạng vượt thoát khỏi mọi bám víu và hận thù luôn lôi kéo tất cả chúng ta phạm vào lầm lẫn, mà Đức Phật đã trở thành một sinh linh thiêng liêng. Cuộc đời và những lời giáo huấn của Ngài là những gì vô cùng kỳ diệu tượng trưng cho một bầu không gian mở rộng, vượt lên tất cả các quan niệm của đời thường. Đối với nhiều học phái thì Đức Phật không phải là một con người được sinh ra, sống và chết đi, mà thực sự chính là một thể dạng sinh linh luôn hiện hữu trong thực tại và đồng thời cũng là sự thật của chính cái thực tại ấy.
Khi nhìn một pho tượng Phật chúng ta cũng có thể nhận thấy được sự biến đổi của một con người, đấy là một tấm gương nêu lên lòng quả cảm và quyết tâm đã khiến cho một con tim ngập tràn bởi sự an bình và niềm yêu thương, là một bầu không gian mở rộng của tình thương yêu tinh khiết và của cả thực tại nữa - và đấy cũng là những gì hiện hữu trong từng giây phút một.
Như vậy nếu hiểu được ý nghĩa đó thì chúng ta cũng nên tránh các thói quen suy nghĩ nhị nguyên của mình từ trước để nhìn vào Đức Phật như là một con người hoàn hảo và hoàn toàn thiêng liêng.
Các ảnh tượng biểu thị Đức Phật có trung thực với hình ảnh của chính Ngài hay không?
Người nghệ sĩ không phải là một phóng viên báo chí mà họ chỉ là người diễn đạt. Họ chỉ tìm cách thể hiện các phẩm tính nơi sự hiện hữu của Đức Phật mà không chú ý đến các đặc tính trên thân thể Ngài. Nhằm đạt mục đích đó các nghệ nhân trước hết đã dựa vào một số biểu tượng dễ nhận biết nhất để biểu thị cho Đức Phật: thí dụ như một chiếc ngai, vết chân của Ngài, chiếc bánh xe tượng trưng cho giáo huấn của Ngài, một đóa hoa sen... 
Về sau này, chính xác hơn là vào thế kỷ thứ I, thì mới thấy nảy sinh ra ý kiến biểu thị Đức Phật qua nhân dạng con người. Điều này sở dĩ xảy ra có lẽ là do người Hy Lạp đã nhìn vào Đức Phật xuyên qua hình ảnh vị thần Apollo của họ (có thể xem thêm bài viết "Nghệ thuật biểu thị nhân dạng Đức Phật" trên trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức,...).
Ngày nay chúng ta có thể biết thêm rằng Đức Phật vào thời bấy giờ rất có thể là một người gầy còm và da dẻ màu sậm đen chứ không như một số ảnh tượng mà chúng ta vẫn thường thấy ngày nay. Nhờ vào việc nghiên cứu Kinh sách Chính Thống bằng tiếng Pa-li và nhất là dựa vào các công trình khảo cứu của các sử gia hiện đại thì người ta mới hiểu rằng Đức Phật không phải là một vị hoàng thân tầm cỡ lớn, cũng không sống trong một lâu đài nguy nga, mà đúng hơn thì Ngài chỉ là con của một vị vương công khiêm tốn trong vùng. Thế nhưng điều ấy nào có gì là quan trọng.
Hình tượng chỉ giữ vai trò gợi lại những lời giáo huấn mà Ngài đã để lại cho chúng ta,  nhưng tuyệt nhiên không phản ảnh một sự thật nào về xác thân con người của Ngài. Hơn nữa tại mỗi vùng địa lý, người ta lại hiểu giáo huấn của Ngài một cách khác đi đôi chút, con người ở những nơi ấy đã thích ứng Phật Giáo với lịch sử của họ và cả những gì mà họ ước mơ, để rồi hình dung ra hình ảnh của Ngài một cách khác đi (xin chú ý đây cũng là ý nghĩ mà tác giả sẽ khai triển khi trình bày về nguồn gốc của Đức Phật Di Lặc trong phần kết). Thế nhưng phải hiểu rằng tất cả những hình ảnh ấy đều nói lên một sự thật duy nhất, dù không mang tính cách lịch sử đi nữa thì sự thật tâm linh ấy cũng hàm chứa một giá trị thật cao
Dù có cố gắng tìm lại hình ảnh Đức Phật lịch sử với bất cứ giá nào thì đấy cũng chỉ là một cách bám víu phát sinh từ bản chất vô minh của mình, và cũng cho thấy là mình chẳng hiểu gì cả về những lời giáo huấn của Ngài. Bản thân của Đức Phật chẳng có gì hệ trọng cả. Đấy chỉ là một biểu tượng sống thực của sự Giác Ngộ. Điều mà chúng ta cần tìm kiếm chính là sự giác ngộ chứ không phải là các chi tiết liên quan đến tiểu sử của Ngài hay là dáng vóc của Ngài.
Hãy nhìn lên hình tượng của Đức Phật.  Cái hình tượng đó gợi lên trong trí ta điều gì?
           
Một thể dạng an bình và một lòng nhân ái mở rộng hướng thẳng vào con tim của mình. Đấy mới thật là những gì chính yếu.   
Chúng ta học được những gì từ các ảnh tượng của Đức Phật?
Trước hết các ảnh tượng ấy cho biết Ngài là ai. Vào thời đại của chúng ta ngày nay, vai trò ảnh tượng không còn giữ được tính cách thiêng liêng như trước nữa. Đối với chúng ta, khá lắm thì đấy cũng chỉ là những tác phẩm gợi lên một sự say mê nào đó dưới khía cạnh thẩm mỹ. Thế nhưng đối với người Phật tử thì ảnh tượng của Đức Phật là những gì giúp họ tiếp cận trực tiếp với sự hiện diện của Ngài trong thực tại. Các ảnh tượng ấy không phải là các tác phẩm của một nghệ sĩ nhằm mô tả những cảm hứng của mình. Người sáng tạo ra các ảnh tượng ấy luôn tìm cách xóa bỏ chính mình để nhường chỗ cho những gì họ muốn diễn tả có thể bộc lộ ra với sự rạng rỡ nguyên sinh của nó. Nếu nhìn theo chiều hướng ấy thì bất cứ một tác phẩm Phật Giáo nào cũng đều mang tính cách thiêng liêng, đều nhằm phản ảnh cái đẹp tinh khiết nhất của nó. Cái đẹp đó không có mục đích mang đến cho chúng ta một cảm xúc thích thú nào cả mà đúng hơn là giúp mở rộng con tim của chúng ta một cách thật kiên cường và quảng đại.
Quả thật hết sức khó để có thể đọc những gì được ghi trong các trang kinh sách viết bằng tiếng Phạn hay tiếng Pa-li hầu thấu triệt được các lời giảng dạy của Đức Phật. Hàng rào ngăn cách về ngôn ngữ là một trở ngại lớn. Việc dịch thuật không mấy khi mang lại các kết quả mong muốn và hơn nữa cuộc sống tân tiến ngày nay đã khiến cho một số các lời giảng huấn mà người ta cho là của Đức Phật có thể trở nên khó hiểu. Thế nhưng đơn giản hơn cả là chỉ cần nhìn vào ảnh tượng của Đức Phật thì chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Con đường này thật vô cùng giản dị.
Đôi khi ảnh tượng cũng đủ để giúp chúng ta nhận thấy quyết tâm phi thường của Ngài trong khi thiền định: toàn thân Ngài rắn lại vì cố gắng. Còn có một tấm gương nào quý giá hơn để chúng ta nhìn vào hay không?
Đôi khi ảnh tượng cũng cho thấy Ngài dường như vượt thoát khỏi mọi thứ căng thẳng và hiện ra như một thực tại thật tinh khiết và tự nhiên không cần phải biểu lộ, bởi vì cái thực tại tinh khiết ấy đã vượt lên trên tất cả mọi tiêu chuẩn nhỏ hẹp.
Tại sao các ảnh tượng của Đức Phật lại thường giống nhau?
Bởi vì việc biểu thị Đức Phật chỉ có tính cách tượng trưng nhằm nói lên các phẩm tính của sự Giác Ngộ nơi Ngài. Ảnh tượng thường cho thấy trên đỉnh đầu của Ngài có một cái bướu (tượng trưng cho trí tuệ) và giữa hai lông mày thì có một túm lông nhỏ (tượng trưng cho sự quán thấy sâu xa). Hai trái tai thì thòng xuống, đấy là vì phải đeo các bông tai thật nặng khi Ngài còn là một vị hoàng thân. Tóc cắt ngắn tượng trưng cho cuộc sống xa lìa thế tục, bởi vì vào thời bấy giờ tóc để dài là cách biểu trưng cho quyền lực và uy thế. Động tác của hai tay thì luôn mang một ý nghĩa nào đó, chẳng hạn như để nói lên rằng: " Đừng lo sợ", "Hãy cố lắng nghe những lời giảng huấn" hoặc "Mặt đất này là nhân chứng duy nhất của Ta".
Khi nói rằng Đức Phật là bản thể đích thật của ta thì đấy có ý nghĩa gì?
Đức Phật khuyên chúng ta nên thức tỉnh hầu giúp chúng ta có thể quán nhận được những gì cao quý trong sự hiện hữu của chính mình, bởi vì nếu thiếu sự tỉnh thức thì chúng ta nào có thể khám phá ra được thể dạng cao quý của chính mình. Nếu nhìn vào khía cạnh đó thì quả thật là không có gì sai lầm hơn khi biến Đức Phật thành một thần tượng điện ảnh Hollywood để nhìn vào đấy mà bắt chước theo. Điều đó không thể chấp nhận được. Đức Phật không thuộc vào bất cứ một nơi nào cả bởi vì Ngài đang trú ngụ trong tâm thức của chính ta. Không nên tôn thờ Ngài từ bên ngoài mà phải nhận thấy được Ngài đang hiện hữu trong lòng mình.
Biết suy tư để nhận ra được điều ấy không phải là chuyện dễ chỉ vì chúng ta vẫn có thói quen luôn đi tìm những gì mong muốn ở những nơi không thể nào có được những thứ ấy, tức là những nơi mà chúng ta luôn phạm vào mọi sự sai lầm. Thế giới Tây Phương thường xem con người là kẻ phạm tội, luôn bị chi phối bởi tội lỗi. Dó đó phải tuân thủ một số quy luật và nghi lễ nào đó để chủ động lấy mình, để mình không lăn xuống vực sâu.
Đối với hầu hết các tín ngưỡng thì vấn đề mấu chốt là: làm thế nào để khống chế được mình, không để cho con thú ẩn nấp bên trong mình đè bẹp được mình ?
Phật Giáo không chia sẻ quan điểm ấy. Phật giáo chỉ nhìn vào những nơi nào có thể phát huy được lòng tốt mà thôi. Phật Giáo không ngả theo và cũng không chống lại Rousseau (1712-1778, là nhà văn, triết gia và soạn nhạc gia người Pháp, chủ trương một khái niệm mang tính cách vừa triết học vừa chính trị liên quan đến bản chất tự nhiên của con người trước khi xã hội được hình thành, và cái bản chất đó là những gì mang lại hạnh phúc cho con người - ghi chú thêm của người dịch). Thế nhưng ông ta lại không hề khẳng định là con người chỉ có thể hoàn hảo dưới thể dạng rừng rú (tức thuộc vào thời bán khai khi chưa bị xã hội hủ hóa). Ông ta xem đấy là một thứ gì mang bản chất tốt (đại khái như khái niệm "nhân chi sơ tính bản thiện" của Khổng Tử) hướng vào các kinh nghiệm của sự cảm nhận, và ông dựa vào đấy mà phân tích một cách thật khắt khe để tìm hiểu tại sao chúng ta lại chối bỏ và làm cho ô uế cái bản chất tốt ấy đi.
Kinh Hoa Sen có thuật lại một câu chuyện về một người nghèo khó tìm gặp một người bạn thuở thiếu thời. Người bạn này thì lại thật giàu có và khi trông thấy cảnh khốn cùng của bạn mình bèn kín đáo nhét vào áo của người này một viên ngọc thật quý mà không nói gì cả, chẳng qua cũng vì không muốn cho bạn mình biết để khỏi ái ngại. Nhiều năm sau thì bất ngờ người này lại gặp lại bạn cũ và thấy bạn mình vẫn cứ nghèo đói như xưa. Quá đỗi ngạc nhiên, người này liền sờ vào vạt áo của bạn mình và nhận ra là viên ngọc vẫn còn đấy. Qua không biết bao nhiêu năm tháng dài mà người ấy vẫn không tìm được viên ngọc quý trong áo mình. Quả là chúng ta cũng chẳng khác gì với người ăn xin ấy vì mang trong người một viên bảo châu mà nào có hề hay biết.
Con đường của Đức Phật cũng không có mục đích nào khác hơn là giúp chúng ta tìm thấy cái kho tàng quý giá đó của chính mình.
Cái kho tàng ấy không phải là một món quà tặng của Đấng Tối Cao mà thật ra là sở hữu riêng của tất cả mỗi con người. Vậy làm thế nào để biết được cái gia tài đó?
Hãy lấy một thí dụ.
Khi ta đang tản bộ giữa một khung cảnh thiên nhiên và bỗng cảm thấy vô cùng xúc động, đến độ chỉ muốn hòa mình vào cảnh thiên nhiên đang tỏa rộng ấy để nhập thành một thực thể với nó, và sẽ không còn một ngăn cách nào giữa ta và thế giới chung quanh. Cái kinh nghiệm cảm nhận ấy cũng có thể xảy ra khi gặp được một con người nào đó, và từ cuộc gặp  gỡ ấy bộc phát ra một thứ cảm tính tự nhiên của tình thương yêu. Đấy là giây phút tượng trưng cho một sự mở rộng, và con người ấy biết đâu cũng có thể là Đức Phật. Con đường sẽ tập cho chúng ta biết trú ngụ trong chính nét mặt của Ngài.
Khi nào kinh nghiệm cảm nhận về một sự mở rộng như trên đây giúp cho ta hòa nhập với nó thì nó sẽ đánh thức trong ta một sự hiểu biết thật căn bản để luôn ước vọng được đặt niềm tin của mình vào nó. Phật giáo không phải là một sự mong cầu tìm được một cái gì mà mình không có, mà đúng hơn chỉ là con đường giúp mình trở về với chính mình.
Đức Phật có phải là người lập ra một tôn giáo, một học phái triết lý hay một ngành tâm lý học hay không?
Phật giáo cũng có việc cúng kiến, cũng có chùa chiền, tất cả các thứ này có thể là nguyên nhân khiến người ta có cảm tưởng là Phật Giáo cũng không khác gì với các tôn giáo theo kiểu Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo. Thế nhưng thật ra thì lại khác hẳn. Lý do chính yếu nhất là Phật Giáo không tin vào một vị Trời sáng tạo, và điều đó cũng cho thấy Phật Giáo là một tôn giáo duy nhất không tin tưởng có Thượng Đế (non-theism).
Phép thiền định mà Phật Giáo đưa ra không nhằm vào mục đích hòa nhập với một thể dạng linh thiêng, hoặc một sự tuyệt đối, hoặc bất cứ một thể dạng đơn thuần tri thức nào cả, mà đúng hơn là để phát huy một sự chú tâm chính xác và bền vững hướng vào tất cả những gì đang hiện hữu.
Phật Giáo cũng không phải là một tín ngưỡng dựa vào giáo điều. Người tu tập theo Phật Giáo không cần phải phát lộ đức tin của mình đối với bất cứ một thứ gì để dựa vào đó mà trở thành một người Phật tử. Trái lại là đằng khác, các vị thầy Phật Giáo thường nhắc nhở người tu tập phải luôn cảnh giác và thắc mắc để tự tìm hiểu thêm. Đức Phật đã từng nói rằng: "Không được tin bất cứ gì Ta nói là đúng, chỉ vì đấy là do Ta nói. Trái lại phải mang ra thử nghiệm những lời giáo huấn của Ta giống như một người thợ kim hoàn thử vàng. Nếu sau khi quán xét các lời dạy của Ta mà nghiệm thấy là đúng, thì lúc ấy mới nên mang ra thực hành. Dầu sao thì nhất định cũng không phải là vì kính trọng ta mà mang ra thực hành".
Có một điều cần phải khẳng định một cách dứt khoát là Đức Phật không thể nào cứu độ chúng ta được. Thật vậy Đức Phật không thể làm gì được cho chúng ta cả. Ngài chỉ có thể trỏ cho chúng ta thấy một con đường, và mỗi người trong chúng ta phải tự mình bước theo con đường đó.
Mỗi người phải nhận lãnh trách nhiệm về sự hiện hữu của chính mình.
 Phật Giáo cũng không phải là một triết học, bởi vì Phật Giáo luôn tránh không trả lời các loại câu hỏi đơn thuần chỉ mang tính cách tự biện hay siêu hình.
Kinh sách kể chuyện về một người cứ khăng khăng nhất quyết đòi hỏi Đức Phật phải giải đáp cho bằng được, thế rồi Ngài đành phải thuật lại cho người ấy nghe một câu chuyện như sau: "Nếu có ai bắn một mũi tên làm cho mình bị thương và mình biết rõ đấy là một mũi tên có tẩm một thứ thuốc độc thật mạnh. Vậy có nên tìm hiểu xem người bắn mũi tên mang tên  gì, giai cấp xã hội của hắn là gì, hắn từ làng nào đến đây, cái cung và mũi tên của hắn làm bằng vật liệu gì? Tất nhiên là không nên thắc mắc về những điều ấy. Trái lại thì phải phản ứng nhanh chừng nào tốt chừng ấy để rút mũi tên ra khỏi vết thương và tìm ngay thuốc hóa giải chất độc để mà băng bó". Chính vì lý do đó mà Đức Phật thường được xem như một vị lương y hơn là một hiền giả hay một triết gia.
Ngay cả các tư tưởng của Long Thụ thường được xem là các tư tưởng thuộc loại tinh tế nhất trong Phật Giáo cũng không thuộc vào lãnh vực triết học. Lý do thật hết sức đơn giản là vì triết học chỉ là một cách thắc mắc của người Hy Lạp mà thôi (cũng xin mạn phép nhắc thêm là tác giả tốt nghiếp tiến sĩ triết học tại đại học Sorbonne Paris)
Nếu không chú ý đến khía cạnh trên đây thì sẽ khó tránh khỏi những điều nghịch lý hết sức trầm trọng. Trong lãnh vực triết học người ta thường tìm cách chuyển những gì không biết trở thành biết (hiểu biết bằng sự lý luận và tự biện triết học) và đấy cũng là cách phủ nhận những gì mang tính cách cá biệt của Phật Giáo (tức phủ nhận Phật Giáo vượt lên trên triết học). Phật Giáo không giống với bất cứ một cơ cấu triết học nào của Tây Phương - dù đấy là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa yếm thế, chủ nghĩa hưởng lạc.... Cũng không thể nào đưa Phật Giáo đến gần với các tư tưởng của Descartes, Spinoza, Kant hay Nietzche (ba triết gia đầu tiên chủ trương có Trời, vị thứ tư thì cho là “Trời đã chết”). Phạm vi và cách nhìn của Phật giáo ở vào một nơi khác. Do đó thật hết sức quan trọng phải luôn bảo vệ sự độc đáo của Phật Giáo.
Phật Giáo cũng có những bài hát, những lời xiển dương, nghi thức cúng bái, lễ lạc - và nhất là thiền định. Do đó Phật Giáo không phải là một hình thức suy tư tự biện về hiện thực mà đúng hơn là một con đường đích thật liên quan đến từng hành động, ngôn từ và tư duy của chúng ta.
Phật Giáo mang đến cho tất cả mọi con người thuộc mọi giới tính một con đường giúp cho họ sống một cách toàn vẹn sự hiện hữu của chính họ. Con đường ấy không dẫn dắt chúng ta bước vào một xứ sở nào khác mà chỉ đơn giản là đưa chúng ta đến gần hơn với chính con người của mình, nơi đó đang vang lừng tiếng hát của cả một không gian rộng lớn.
Phật Giáo là một "con đuờng không chủ đích" hay là một "lối đi không lối đi" - đấy là cách nói nhằm nhấn mạnh sự kiện là hành động bước theo con đường sẽ quan trọng hơn nhiều so với kết quả mong cầu sẽ đạt được do con đường đó mang lại.
 Phật Giáo có phải là vô thần hay không?
Phât Giáo không tôn thờ một vị Trời Sáng Tạo, thế nhưng đấy không có nghĩa Phật Giáo là vô thần. Thật thế Phật Giáo luôn cảnh giác chúng ta trước mọi hành vi mang tính cách tín ngưỡng và khuyên chúng ta phải luôn quán xét và thận trọng đối với khá nhiều điểm tương đồng trong cuộc phấn đấu của chủ nghĩa vô thần nhằm giải thoát cho mình ra khỏi các gông cùm tạo ra từ các thứ giáo điều.
Tuy nhiên mặt khác thì Phật Giáo cũng lại rất gần với các tôn giáo của chúng ta (tức của người Tây Phương), chẳng hạn như khi một vị tu sĩ Phật giáo gặp một vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo thì cả hai đều cảm thấy là mình cùng chia sẻ một thứ gì thật chủ yếu.
Dầu sao thì Phật Giáo cũng mang tính cách vô-thần thật sâu xa. Phật Giáo chủ trương  một sự phân tích không nhân nhượng nhằm vạch ra cho thấy cái bẫy đang được giăng ra trong các tín ngưỡng hữu thần: đấy là cách mà ta phải khẳng định là có một vị trời khác với mình, và tiếp theo đó thì vị trời lại dựa vào sự hiện hữu của ông ấy để mà xác nhận là có sự hiện hữu của ta và còn thiết đặt cả cho ta các kinh nghiệm cảm nhận của chính ta (có nghĩa là vị ấy có thể ban cho ta hạnh phúc hoặc trừng phạt ta).
Mỗi khi con người nói đến một vị trời nào đó thì đấy cũng chỉ là cách khoác thêm cho vị ấy hình ảnh của chính mình, sau khi đã phóng đại nó và ghép thêm cho nó các phẩm tính thật hoàn hảo. Trời chỉ là một hình ảnh khuếch đại thật khổng lồ của chính chúng ta.
Khi nào vị trí của Vị ấy và của mình được phân định hai bên rõ rệt thì tất nhiên cũng sẽ xảy ra việc cầu khẩn Vị ấy, trông chờ vào sự nâng đỡ cũng như sự giải cứu của Vị ấy. Dầu sao thì đôi khi chúng ta cũng có thể cảm nhận được một mối tương liên nào đó (giữa Trời và chúng ta) được thắt chặt, thế nhưng nhiều lúc thì chúng ta cũng có có cảm giác là mối dây đó bị đứt (thiếu đức tin). Quả thật hết sức khó để có thể tạo ra một mối liên hệ với Trời khi ta vẫn còn hình dung ra được hình ảnh của Vị ấy (khi vẫn còn hình dung ra hình ảnh của Vị ấy khác với mình thì làm thế nào mà mình có thể hội nhập với Vị ấy được).  
Thật vậy có một số nhà thần bí chủ trương là Trời không ở bên ngoài con người. Trong số này có thể kể ra vị Thầy Eckhart hay thánh nữ Thérèse de Lisieux, đấy là những người mà Phật Giáo cảm thấy khá gần gũi.
Tại sao Phật Giáo vô thần mà lại có một số thánh thần địa phương đông đảo đến thế?
Nếu căn cứ vào các khái niệm của Tây Phương từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Thiên Chúa Giáo và các cuộc chiến hung hãn và dai dẳng của tôn giáo này chủ xướng để chống lại "dị giáo" (tôn giáo đa thần của người La Mã trước khi Thiên Chúa Giáo thâm nhập vào Âu Châu) thì sẽ không thể nào hiểu được sự nghịch lý trong câu hỏi trên đây. Đối với Thiên Chúa Giáo thì việc thờ cúng thần thánh địa phương và thế tục là một thứ nọc độc, một thứ dị đoan cần phải nhổ bỏ tận gốc khỏi đầu óc của quảng đại dân gian.
Phật Giáo không bao giờ chủ trương cách ứng xử ấy mà luôn tin vào sự hiện hữu của thật nhiều các vị thần thánh. Phật Giáo chỉ tìm cách chuyển họ trở thành những sinh linh phục vụ cho Đạo Pháp. Các vị thần núi hay các vị thần ao hồ đều có thể có thật, với điều kiện là phải tôn kính họ và không được tách họ ra khỏi nơi trú ngụ của họ. Ta chỉ cần xin phép họ được lưu trú trong lãnh địa của họ và nhờ họ giúp đỡ, thế nhưng tuyệt nhiên đấy không phải là cách giúp mình có thể dập tắt được ngọn lửa của khổ đau (chỉ có Phật Giáo đích thật mới giúp chúng ta thực hiện được việc ấy).
Đấy cũng là một cách biểu lộ sự bao dung của Phật Giáo đối với các tín ngưỡng khác. Tại Trung Quốc Phật Giáo cùng phát triển chung với Khổng Giáo, Lão Giáo và các tín ngưỡng dân gian khác. Tại Nhật Bản thì Phật Giáo và Thần Đạo cùng tồn tại bên nhau và cùng hướng vào việc tôn thờ thiên nhiên và các vị thần linh trú ngụ trong các bối cảnh thiên nhiên ấy.
Ngoài ra Phật Giáo còn ghép thêm vào số các vị thần linh của thiên nhiên vô số các vị Phật khác với mục đích biểu trưng cho muôn ngàn thể dạng phát hiện của sự giác ngộ. Chữ Phật không nhất thiết là một danh từ riêng mà đúng hơn là một "tước vị" mang ý nghĩa một "Vị Giác Ngộ". Ngay cả vào các thời kỳ nguyên thủy, tín ngưỡng Phật Giáo cũng đã bắt đầu chủ trương sự hiện hữu của nhiều Vị Phật khác từng sống trên địa cầu này vào những thời đại thật xa xưa, hoặc sẽ xuất hiện ra sau này.
Tại sao lại có nhiều Phật đến thế?
Nếu muốn giải đáp thắc mắc này thì trước hết phải tự hỏi: "Vậy Đức Phật là ai?".
Đấy có phải là một con người đã từng sống trong một thời đại lịch sử nhất định hay chỉ là những thể dạng hiện hữu dưới muôn ngàn gương mặt khác nhau?
Tương tự như đại dương mang các tính chất khác nhau như ướt, mênh mông và mặn, tâm thức của Đức Phật cũng thế và cũng có thể phát lộ dưới nhiều hình thức khác nhau, như lòng từ bi, trí tuệ và nhiều thể dạng sinh hoạt khác nhau...
Theo quan điểm của Phật Giáo, nếu xem chư Phật hàm chứa một sự hiện hữu riêng biệt mang tính cách cá thể thì nhất định đấy là một điều sai lầm và sự sai lầm đó cũng chẳng khác gì với sự sai lầm khi cho rằng chư Phật không hề hiện hữu. Tôi ý thức được rất rõ là cách nói đó khá khó hiểu. Thế nhưng cũng phải cố gắng để hiểu mà thôi. Phải cần có nhiều vị Phật khác nhau để giúp chúng ta mở rộng con tim và tâm thức của mình hầu có thể thích nghi với các cách suy nghĩ khác nhau. Nếu xem các vị ấy là thật thì sẽ có thể đưa đến tình trạng không nhận biết được thể dạng rộng mở mà họ có thể mang đến cho chúng ta, và chúng ta thì cũng sẽ rơi vào một hình thức đơn thuần của việc tôn thờ ảnh tượng. Trái lại, nếu xem các vị Phật ấy không thật và đơn giản chỉ là những gì mang tính cách huyễn hoặc, một thứ ảnh tượng hay là các biểu trưng thần tượng, thì chính đấy cũng sẽ là cách mà chúng ta đánh mất đi sự giúp đỡ quý báu của họ.  
Có một vị Phật mang một cái bụng thật to thường thấy trong các nhà hàng ăn của người Tàu, vị ấy mang ý nghĩa như thế nào?
Ở Trung Quốc người ta thường thấy một vị Phật đầu hói, béo phì, vui cười một cách  hả hê, vị này khoác áo cà-sa và có một cái bụng thật to. Cách biểu thị đó đối với một vị Phật quả thật cũng đáng để chúng ta phải ngạc nhiên vì rõ ràng là lọt ra ngoài các cách biểu thị thông thường.
Nguồn gốc của nhân vật này là một vị thánh biểu trưng cho sự giàu sang. Cái bụng to tướng và cái vẻ hả hê của ông cũng như cả một đám trẻ con bu chung quanh ông là nhằm vào mục đích nêu lên sự giàu có của chính ông và đồng thời thì ông cũng sẽ sẵn sàng ban sự giàu có của mình cho những ai cầu xin mình. Vị này luôn mang bên người một cái túi vải đầy ắp các thứ quý giá, nào là lúa gạo, nào là kẹo bánh cho trẻ con. Tóm lại vị ấy là biểu tượng của hạnh phúc, sự may mắn và sung mãn.
Phật Giáo không hề loại bỏ các thói tục thờ phụng địa phương dù là ở bất cứ nơi nào tại Á Châu, mà chỉ tìm cách biến đổi phần nào ý nghĩa của sự thờ phụng đó. Phật Giáo biến vị thần linh có nguồn gốc xa xưa trên đây (thần tài) trở thành một vị biết tu tập Phật Giáo, hoặc xem đấy như chính là một thể dạng hóa thân của vị Phật lịch sử. Vì thế vị trên đây được xem là Phật Di Lặc, một vị Phật của tương lai (mang lại giàu có và hạnh phúc).
Bures-Sur-Yvette, 05.02.12
Hoang Phong chuyển ngữ

Toàn cảnh Chùa A Di Đà

Toàn cảnh Chánh điện Chùa A Di Đà

vui đạo 1


Giải Thoát Hay Ðeo Mang

Hai thầy trò đi qua một vùng sa mạc, đệ tử ngỏ ý:

- Thế gian chẳng khác sa mạc, nóng bỏng, khô khát. Xin Thầy dạy con điều thiện, giới luật, thiền định, thần thông, giáo lý, kiến thức... để con có thể giải thoát khỏi thế gian.

Lúc đó một đàn lạc đà đi qua trước mặt, vị Thầy chỉ đàn lạc đà nói:

- Có lẽ nào những con vật đáng thương sắp bị ngã quỵ vì trên lưng đã chất đầy những hàng hóa quý giá kia có thể ung dung tự tại được khi phải chất thêm nhiều hàng hóa nữa không?

- Thưa không.

- Cũng vậy, con vốn đã nặng nề với nhiều vô minh, ái dục chưa chịu buông xuống sao lại còn muốn học thêm?

Chùa Việt trên đất Mỹ


imageTrong tinh thần truyền giáo để thực hiện sứ mệnh hoằng dương chánh pháp, người Phật Việt Nam cũng góp một phần không nhỏ đưa đời sống tâm linh và văn hoá đạo đức đến đất nước bạn. Hiện hữu Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại như là sự hóa thân mầu nhiệm của một di sản văn hóa Phật Giáo Việt Nam.

Ra mắt bộ phim “Dấu ấn hành trình Phật ngọc Hòa bình thế giới tại Hoa Kỳ”

imageBộ Phim ký sự tài liệu “ Dấu Ấn Hành Trình Phật Ngọc Hoà Bình Thế Giới Tại Hoa Kỳ” do Đạo Diễn Điệp Văn cùng Biên tập MC Lâm Ánh Ngọc thực hiện là tác phẩm thứ hai tiếp nối sự thành công của bộ phim “ Hành Trình Phật Ngọc Hoà Bình Thế Giới Tại Việt Nam” đã được ra mắt năm 2009.

Vì hạnh phúc và an lạc cho mọi người

Đức Phật nói: Chúng sinh bị trầm luân trong bể khổ luân hồi. Bể khổ đó không phải là bể nước mặn. Nếu bể khổ là nước mặn thì chỉ cần lên núi ở tức khỏi bị khổ, khỏi bị trầm luân.

image... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống

Kỳ lạ cậu bé thích ăn bất cứ thứ gì nhìn thấy

Cậu bé Zach Tahir, 5 tuổi, đến từ thành phố Salford (Anh) đang mắc phải một chứng bệnh hiếm gặp có tên gọi Pica. Mắc phải chứng bệnh này, Zach có thể ăn bất cứ thứ gì mà cậu bé nhìn thấy.

Suýt chết vì dùng thuốc nam trị nóng trong người

Chị Vũ Thị H. (31 tuổi, ngụ huyện Văn Giang, Hưng Yên) nhập viện cấp cứu trong tình trạng mặt sưng vù, ban đỏ toàn thân, mụn mọc dày đặc hai bên má… sau khi uống và bôi thuốc dạng cao của một thầy lang gần nhà.

5 mẹo hay đánh tan mệt mỏi cho mắt

Làm việc nhiều trước máy vi tính, đọc sách nhiều,... khiến đôi mắt luôn mệt mỏi và căng thẳng, thậm chí rất đau đầu. Để giảm thiểu những tác dụng phụ không đáng có này, đừng quên vận dụng 5 nguyên tắc sau:
 

“Ráng sống cùng bệnh thôi con, nhà đâu còn gì để bán nữa”

(Dân trí) – Chồng bị ung thư não vừa phẫu thuật xong, con gái đứa bé thì viêm cầu thận, đứa lớn thì suy thận cấp 5 năm sống chung với máy chạy thận khiến kinh tế kệt quệ, gia đình rơi vào cảnh bần cùng túng thiếu đủ bề.

Tân Hoa xã phá vỡ im lặng về “con quỷ ăn thịt”

(Dân trí) - Tân Hoa xã hôm nay xác nhận một người đàn ông đã bị bắt vì tình nghi giết 11 nam giới ở Trung Quốc, phá vỡ im lặng về vụ bắt giữ một kẻ cô độc có biệt danh “con quỷ ăn thịt”.

Nhau thai khô - thuốc trị bá bệnh hay rác y tế?


Sau khi sản phụ sinh con, nhau thai (còn gọi là tử hà xa) được mang đi tiêu hủy như một loại rác thải y tế nhưng lại đang được các cơ sở đông y tại chợ dược liệu quận 5, TPHCM, bày bán công khai với quảng cáo bồi bổ sức khỏe, trị bá bệnh!?. 

Nhau thai khô của Trung Quốc được một cơ sở ở chợ đông y bán 500 nghìn đồng/bịch 100g. Ảnh: L.N.

Trị yếu sinh lý, ung thư

Lời kể xót xa của người phụ nữ quê lên phố... "đẻ thuê"

Người ta giải thích rằng mình chỉ đóng vai trò "cho thuê tử cung" để đặt phôi thai của vợ chồng người ta vào, hơn nữa khoản tiền 50 triệu đồng của hợp đồng thực sự rất cần thiết với gia đình mình...

Vùng quê Ngọc Lặc xứ Thanh vốn nghèo từ bao đời và gia đình tôi cũng vậy. Hai vợ chồng và 2 con nhỏ chỉ trông vào 3 sào ruộng khoán, lúc nông nhàn phải đi phụ hồ, xách vữa mà tiền công chẳng được là bao. Năm 2007, để các con lại cho chồng chăm, tôi theo một số người làng bắt xe ra Hà Nội tìm việc.

Hòa Thượng "CUA" và "Tình Mẫu Tử"


Không chỉ Ấn Độ mới có chuyện Đức Mục-Kiền-Liên, Xá-Lợi-Phất; không chỉ Trung Hoa mới có chuyện 24 người con hiếu thảo, mà ở Việt Nam ta cũng có những câu chuyện thật đã làm cảm động lòng Trời. Hòa thượng Cua đã lo cho mẹ những ngày cuối đời hạnh phúc, lại độ mẹ được vãng sanh về cõi lành.


Hòa Thượng "CUA" và "Tình Mẫu Tử" (tức Thiền sư Tông Diễn - đời Vua Lê Hy Tông)
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
Một hôm mẹ bảo con:

Giới luật là thọ mạng của Phật pháp

Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Ðức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Ðức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ðức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh”. Vì vậy Ðức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy, vì thương chúng sinh như con một mà phải ban vui cứu khổ,

Giai thoại kỳ bí của bàn tay người chết vì sét đánh

Xưa nay vẫn có những câu chuyện ly kỳ về những ngôi mộ chôn những người bị sét đánh. Người ta bảo rằng, những tên đạo chích thường rình rập đào mộ để chặt lấy cánh tay của người bị sét đánh làm “bảo bối hành nghề".
 Chỉ cần đặt cánh tay đó để quay về hướng nào thì tên trộm cứ tới đó mà... hành nghề, đảm bảo cuộc đào tường khoét ngạch không bao giờ bị phát giác, đánh đâu thắng đó…
(Ảnh minh họa: An ninh Thủ đô)
Những ngôi mộ đổ bê tông

Cá lóc nặng 5,1kg rượt cắn vịt

Ông Thạch Riêng ở ấp Đại Trường, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần-Trà Vinh vào chiều 24-5 đã bắt được một con cá lóc nặng 5,1kg. Con cá này có chiều dài 78cm, bề hoành tại điểm mang cá là 43cm.

 
Ông Thạch Riêng với con cá lóc nặng 5,1 kg

Ông Thạch Riêng còn cho biết, vào thời điểm nói trên ông nghe đàn vịt trong mương vườn nhà mình kêu la và chạy tán loạn. Thấy lạ ông chạy ra xem thì thấy một con cá lóc to đang trườn mình lên đầu mương vườn đoạn nước cạn rượt cắn vịt con. Ông Riêng liền chạy vào nhà lấy lưới ra chặn và bắt được con cá này. Hiện con cá lóc đang được ông Riêng nuôi  tại nhà và ông cũng báo tin cho bà con lối xóm đến xem con cá lóc to hiếm thấy này.

Theo Thanh Quang
Cần Thơ Online

Nặng Ký

Thấy một tín đồ thường đến chùa bố thí cúng dường, tu tập Thiền định và học hỏi giáo lý rất siêng năng. Sư hỏi:

- Ông muốn cầu gì?

- Con muốn tích tập thêm công đức và hiểu biết để đến khi công đầy trí đủ thì đạt thành chánh quả.

Sư nói:

- Nếu vậy, lúc thành chánh quả chắc ông phải nặng ký lắm.

Những Nguyên Tắc Căn Bản Của Thiền Quán

HT. Sayādaw U Janaka
Tuyển tập này rút từ những lời dạy của HT. Sayādaw U Janaka vào năm 1983 khi Ngài tổ chức khoá tu tại Trung Tâm Thiền Học Phật Giáo Malaysia (Malaysian Buddhist Meditation Centre) ở Penang. Tuyển tập này lúc đầu được Thượng toạ Sujīva, một phần rút từ các pháp thoại buổi tối do HT thuyết giảng, còn lại chủ yếu từ các bữa trình pháp của Thiền sinh tại khoá tu.
Vì tập sách mỏng này phần lớn là những cuộc phỏng vấn riêng giữa Thiền sư và Thiền sinh,

Một chế độ ăn chay đúng đắn

BS. Phạm Vũ Cường

Ăn chay là khuynh hướng đang thịnh hành ở các nước đang phát triển vì nó giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Một số người trong chúng ta thì không ăn chay vì sợ thiếu chất. Một chế độ ăn chay đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh tật mà vẫn đảm bảo sức khoẻ.


Nhiều người trong chúng ta luôn tưởng nhầm ăn chay là chỉ ăn rau quả và đậu. 

Hàn Quốc: Các bé cạo tóc xuất gia nhân lễ Phật Đản

Thanh Như (dịch)
Vào ngày 13/5/2012, nhân nghinh đón kỷ niệm lễ Phật Đản, chùa Tào Khê - Seoul Hàn Quốc, đã cử hành nghi thức thế phát xuất gia cho các bé trai.

9 "đồng tử tăng" (còn gọi là Tiểu chánh thái 小正太: bé đáng yêu) được cạo tóc trở thành tiểu Hòa thượng, có chú khóc rất to, có chú mỉm cười, và các chú sẽ thể nghiệm

Sự nghi ngờ cần thiết


ANI TENZIN PALMO | KHÁNH UYÊN dịch
Nếu tình cờ chúng ta gặp phải những điều nào đó mà chúng ta cảm thấy khó chấp nhận được ngay cả khi chúng ta đã điều tra tìm hiểu một cách thật cẩn thận, điều đó cũng không có nghĩa là toàn bộ một giáo pháp chứa đựng những điều đó cần được vứt bỏ.

Có lẽ nền giáo dục Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo

Giải thích ngắn gọn Tại Sao Chúng Ta Lễ Lạy? Cách lạy Phật


1. Sự Tịnh hóa tánh Kiêu mạn

Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạy vì Đức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma vấn đáp về Tâm Thức


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ

HỎI:  Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần:  Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không?  Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể  thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không?

Con Người Thật


Có ông Tăng thuyết pháp rất tài nhưng giới luật rất bê bối. Tín đồ rất ngạc nhiên về con người đa diện ấy. Một người hỏi Sư:

-Ðâu là con người thật của ông ta?

Sư nói:

- Con người thật nhập Niết Bàn rồi.

Tâm Như


Nhập Viện hơn mười năm chưa thấy ngộ. Một Thiền sinh đến yết kiến Sư:
-Tâm con vẫn động làm sao tịnh được.
Sư nói:
-Chớ nghĩ tới động, tịnh. Hãy nghe bài kệ:
"Nếu mắt con đã bịnh
Nhìn hoa đốm lăng xăng.
Thời mặt tình hoa đến
Tâm Như mỉm nụ cuời".

Thiền sinh trở về thất lẩm bẩm hoài:
-Tâm Như sao lại cười được kìa?

Thần đồng 16 tuổi giải "bài toán 350 năm" của Newton


Thần đồng 16 tuổi giải ‘bài toán 350 năm’ của NewtonCậu học trò 16 tuổi Shouryya Ray đã làm cả thế giới sửng sốt khi công bố tìm ra lời giải cho bài toán "huyền thoại" của Issac Newton từng khiến các nhà khoa học bó tay suốt 350 năm qua.
Sau khi công bố đáp án, Ray đã được báo chí tung hô và ca ngợi là một ‘thiên tài’. Cậu học sinh đến từ Dresden, nước Đức, đã giải quyết 2 lý thuyết cơ bản

“Cháu sắp đi xa rồi, bà ơi !”

(Dân trí) Thằng bé yếu ớt chỉ còn da bọc xương nhưng ai cho gì nó cũng phồng mồm nhai ngấu nghiến vì nó sợ phải chết lắm. Và nó thương bà nội nữa bởi đêm nào nằm bóp chân cho nó, bà cũng khóc mà than “Cháu mà bỏ đi thì bà cũng không sống nổi đâu”
Cậu bé đáng thương đó là Phạm Công Mạnh (13 tuổi) hiện đang điều trị tại phòng 606 – Bệnh viện huyết học và truyền máu TW. Chúng tôi để ý đến em bởi cái thân hình gầy còm quá đỗi và không thể đi lại được bình thường như những bệnh nhân khác. Ngồi kế bên là người bà với mái tóc đã bạc gần hết, khuôn mặt rầu rầu tựa vào thành giường với ánh nhìn vô định nhưng đôi bàn tay gầy vẫn đang miệt mài nắn bóp cho cháu.

Xôn xao chuyện cô gái Đức bị nhốt, đối xử như động vật suốt 8 năm


Một cô gái Đức đã được cảnh sát Bosnia giải cứu sau khi bị một cặp đôi giam giữ như nô lệ suốt 8 năm, trong đó cô bị ép phải ăn thức ăn của lợn và kéo xe ngựa.

Một người hàng xóm, người đã đưa ra báo động, cho hay ông từng chứng kiến cặp vợ chồng

Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi


Thiền sư Ðạo Nguyên Thuần Bạch (Dịch)

1.- Thiền sư Ðạo Nguyên và duyên khởi của "Phổ khuyến tọa thiền nghi".
Thiền sư Ðạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Ðộng Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Ðồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Ðộng đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
Bài "Phổ khuyến tọa thiền nghi" do thiền sư Ðạo Nguyên soạn ngay sau khi ở Trung Hoa về tại chùa Kiến Nhân, Tokyoto từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 10 tháng 12 năm 1288. Sư dựa vào nghi thức tọa thiền trong quyển Thiền nguyên thanh quy của Tông Nghĩa, được viết vào năm 1103, cốt khôi phục tinh thần của "Bách Trượng thanh quy".

Mười điều trọng yếu của sự tu hành


Pháp Sư Tịnh Không

Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật, chí thành niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mà được vãng sanh.


1. Hiếu dưỡng cha mẹ
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?

Ðược Cả Hai.


Một bà tín nữ vừa thờ Phật vừa thờ Thần tài.


Khách hỏi:


- Bà thờ Thần tài để làm gì?


Ðáp:


- Dĩ nhiên là để cầu tài.


- Thế còn thờ Phật?


- Thì để cầu giải thoát.


Khách nói:


- Bà quả là có phép thần thông "phân tâm nhị dụng".

Bảo Vệ Ðạo Pháp.


Sư hỏi một thanh niên mới xin nhập viện:

- Anh xuất gia với mục đích gì?

Thanh niên nói với vẻ nhiệt tình:

-Con muốn hoằng dường chánh pháp, bảo vệ đạo lý.

Sư nói:

Triết Học Là Gì?


Ðể mở mang kiến thức cho Tăng chúng. Thầy Giám học mời một vị Giáo sư đến dạy môn Triết.

Sau nhiều giờ học, Vô Văn lôi Ða Văn ra góc vườn nói một cách phấn khởi:

- Ðến nay tôi đã hiểu Triết học là gì rồi.

Ða Văn đang mù tịt cái môn quái đảng này hăm hở muốn nghe.

Vô Văn nói:

- Có gì đâu, Triết học chỉ là hệ thống một mớ ngôn ngữ phức tạp nói về những điều rất giản dị.

NGỘ


Một Phật tử gốc Hoa nói :
"Ngộ" cũng thấy "ngộ" khi "ngộ" được lời giảng trong kinh điển của Đức Phật.
Góp ý : Chữ Ngộ có nhiều nghĩa. Ông này là người Hoa (Quảng Đông), nên chữ Ngộ thứ nhất có nghĩa là tôi. Chữ Ngộ thứ hai có nghĩa là vui vui, ngộ nghĩnh, chữ thường dùng trong Nam. Chữ Ngộ thứ ba có nghĩa là giác ngộ, tìm kiếm ra chân lý. Vậy câu trên có nghĩa: Tôi cảm thấy sung sướng khi tìm ra chân lý của lời giảng trong kinh điển của Đức Phật.

TU THIỀN


Bà thương gia giàu có nọ thường giao thiệp chơi hụi. Khi về già, bà chăm nghe băng giảng và có ý muốn tu Thiền. Một hôm bà hỏi vị Thiền sư:
- Thưa Thầy, con phải tu thiền như thế nào?
Vị Thiền sư trả lời :

Hình tượng bánh xe trong Phật giáo



Trên lĩnh vực tín ngưỡng và văn hoá, bánh xe cũng là một biểu tượng rất phổ biến trong các truyền thống tôn giáo tại nhiều châu lục khác nhau. Đối với Đạo Phật, biểu tượng này đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu, thiêng liêng, và có ý nghĩa nhất cho sự hiện hữu cũng như sứ mạng của truyền thống tâm linh này đối với nhân loại trong hơn hai ngàn năm qua.

Bàn về Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển

Minh Chi

Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Ðại Giáo (tức Thiền Ðại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận" của Khóa Hư Lục.

Ghế sofa kiêm loa

Người dùng có thể sạc thiết bị iOS, trong khi vừa nghe nhạc và thư giãn ngay trên chiếc loa dock kiểu ghế sofa này.

Loa ghế đủ rộng cho 2 người ngồi.
Ghế đủ rộng cho 2 người ngồi.
Nhà sản xuất Trophy Cuddler Audio ở Anh vừa thiết kế một loại ghế đặc biệt kiêm loa và dock sạc iPhone/iPod cùng với cụm điều khiển và các cổng kết nối.

Loa di động giá một triệu đồng cho laptop

Loa dạng thanh dài với kích thước nhỏ gọn trong khi chất âm mạnh mẽ và trong trẻo. MP250 được đánh giá cao trong tầm giá một triệu đồng.

Loa dạng thanh có chiều dài tương đương laptop 14 inch.
Loa dạng thanh có chiều dài tương đương laptop 13 inch.
Loa di động Edifier MP250 được thiết kế cho người sử dụng laptop với dạng thanh dài có 3 góc cạnh.

Sony và Samsung thay đổi chính sách giá TV

Giống như cách của Apple, Sony và Samsung muốn các mẫu TV của họ phải có một mức giá chung thống nhất tại nhiều đại lý và cửa hàng bán lẻ.

Chính sách giá mới được Sony và Samsung hy vọng sẽ loại bỏ việc người dùng thường tới các siêu thị, đại lý để khảo giá thay vì mua luôn TV. Ảnh: Blog.Cleveland.

5 máy tính bảng 7 inch tốt nhất

Galaxy Tab 7 inch phiên bản 2 "sánh đôi" cùng Kindle Fire ở phân khúc giá rẻ trong khi Tab 7.7 có kiểu dáng mỏng nhẹ, cấu hình tốt và có thể gọi điện.

Khi các thông tin về iPad mini vẫn chỉ nằm ở dạng "đồn thổi", máy tính bảng kích thước 7 inch vẫn là "đấu trường" riêng của hệ điều hành Android. Việc nhỏ gọn dễ dàng đem theo hay cân nặng nhẹ cầm đỡ bị mỏi tay là những ưu điểm nổi trội của dòng máy này và cũng khiến các nhà sản xuất không phải đối đầu trực tiếp với iPad của Apple.

'Đập hộp' LG Optimus 3D Max

Có cấu hình không khác nhiều so với thế hệ năm ngoái, nhưng Optimus 3D Max mang tới khả năng trình diễn hình ảnh ấn tượng hơn tuy vẫn còn nhiều hạn chế.

HTC và LG là những tên tuổi sớm ra mắt điện thoại 3D. Trong khi thương hiệu Đài Loan vẫn chưa phát hành sản phẩm kế tiếp, thì LG đã trình diễn model thứ hai. Optimus 3D Max có thiết kế nhẹ và mỏng hơn bản gốc, máy cũng mang tới cảm giác cầm và sử dụng thuận tiện hơn.

Bên trong nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới

Mỗi ngày nhà máy đặt tại thành phố Trịnh Châu (Trung Quốc) xuất xưởng tới 200.000 iPhone và chiếm tới 70% sản lượng iPhone sản xuất trên toàn thế giới.

Một phóng sự hiếm hoi với những hình ảnh thực tế về nhà máy sản xuất iPhone của Foxconn vừa được phát tại Trung Quốc.

Hà Giang tuyệt đẹp nhìn từ trên cao

Một chuyến đi với nhiều nỗi nhớ. Đi để cảm nhận được những vẻ đẹp tiềm ẩn, những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất nước. Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích, mà là trên từng chặng đường đi.

Thiên nhiên kỳ thú ở Đắk Lắk

Vườn quốc gia Chư Yang Sin thuộc tỉnh Đắk Lắk - nơi có hệ sinh thái rừng nguyên sinh, có vai trò quan trọng trong bảo tồn nguồn gene động thực vật quý hiếm.

Ảnh 1: Chim Cành Cạch đen đang bắt mồi

Giận vợ, chồng đầu độc cả xóm

Liên tiếp những ngày qua, hàng chục gia đình ở thôn Núi Ngang, xã Ba Liên, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) lo lắng vì phát hiện nhiều giếng nước bốc mùi thuốc trừ sâu.

Vợ chồng anh Phạm Văn Lía là một trong những gia đình đầu tiên phát hiện nước giếng có dấu hiệu bất thường: "Bơm nước vào bể xong, vợ tôi múc vo gạo nấu cơm thì phát hiện nước sủi bọt, bốc mùi hôi nồng nặc giống như thuốc trừ sâu".

Hai kẻ làm bằng dược sĩ giả bị

Sau hơn hai tháng điều tra, cơ quan chức năng đã đề nghị truy tố Cao Băng Giang và Nguyễn Việt Anh về tội Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức.

Ngày 26/5, cơ quan An ninh điều tra Công an Cần Thơ cho biết, vừa kết thúc điều tra vụ làm bằng dược sĩ giả liên quan đến Cao Băng Giang (40 tuổi, ngụ Quảng Bình) và Nguyễn Việt Anh

'Yêu râu xanh' hại đời thiếu nữ

Thấy cô gái 20 tuổi ở một mình trong chòi rẫy, Y Vih Long Ding đã lao vào bịt miệng và thực hiện hành vi hiếp dâm.

Ngày 27/5, Công an huyện Lắk (Đắk Lắk) cho biết, đang củng cố hồ sơ để ra quyết đinh khởi tố Y Vih Long Ding (53 tuổi, trú xã Đăk Liêng) về hành vi hiếp dâm.

Theo thông tin ban đầu, Huyền (20 tuổi) bị thiểu năng trí tuệ.

Kho vũ khí trong nhà trọ

Bất ngờ kiểm tra một nhà trọ, cảnh sát phát hiện nhiều loại vũ khí thô sơ cùng công cụ hỗ trợ nguy hiểm.

Đỗ Thanh Phương cùng số vũ khí bị thu giữ. Ảnh: N.T


Ngày 26/5, Công an tỉnh Bình Dương đã tạm giữ Đỗ Thanh Phương

Rượt đuổi mẹ, chém cảnh sát

  Xin tiền mẹ để đi chơi nhưng không được, Vương cầm dao đập phá đồ đạc rồi chém cảnh sát.

Thảm sát gần 100 người ở Syria

Lời kêu gọi phương Tây can thiệp quân sự vào Syria lại một lần nữa được nhắc lại sau khi hình ảnh hàng loạt thi thể trẻ em bị sát hại trong một vụ tấn công mới được đăng tải lên Internet.

Những màn dù bay đẹp tại Đà Nẵng

Sau 2 ngày tranh tài, cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng đã khép lại với danh hiệu vô địch thuộc về vận động viên người Pháp Mathive Rouanet nhờ những màn nhào lộn trên không đầy mạo hiểm và đẹp mắt.

Diễn ra tại bãi biển Mỹ Khê(TP Đà Nẵng), những màn biểu diễn dù bayđaầu tiên tại Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách gần xa. Mỗi ngày có khoảng 2.000 lượt người đến chiêm ngưỡng những màn chao, lộn, tạo hình của 25 vận động viên đến từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Ba Lan.

Nghĩa địa tàu biển lớn nhất thế giới

Chính phủ Baladesh không cho phép quay phim về những bãi phá tàu khổng lồ này. Nghề phá tàu là một nghề nguy hiểm. Hàng chục công nhân đã được tin là đã bị thiệt mạng ở những bãi chứa tàu bỏ đi này mỗi năm. Tuy nhiên, với các ông chủ, đây lại là một ngành kinh doanh sinh lợi cao. Khi con tàu chở dầu khổng lồ hoen rỉ mang tên Lara 1 đến gần Bangladesh, viên thuyền trưởng sử dụng động cơ của nó một lần cuối để đưa tàu lao lên càng gần bờ càng tốt. Nơi đó, nó sẽ chết.

Cá mập chui vào 'rọ' ngư dân sát bờ biển

Rạng sáng nay, một con cá mập nặng hơn 80 kg đã chui vào ngư cụ của ngư dân ở gần bãi tắm Hoàng Hậu thuộc khu du lịch Ghềnh Ráng, Quy Nhơn.

Gỡ lưới ở khu vực ngoài bãi tắm Hoàng Hậu sáng nay, ngư dân Nguyễn Văn Hải (36 tuổi) ở đường Phạm Ngũ Lão, TP Quy Nhơn, phát hiện con cá mập chui vào rập - một loại ngư cụ dùng bắt cá, tôm hàng ngày. Anh Hải phải gọi thêm hai người nữa hỗ trợ để đưa con cá mập vào bờ.

10 nước hạnh phúc nhất thế giới

Thu nhập đầu người 26.000 USD và người dân có tuổi thọ trung bình 82, Australia được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) bầu chọn là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Vị trí số 2 và 3 thuộc về Na Uy, Mỹ.

Quảng Trị: Đại hội Phật giáo....



_MG_6075.JPGChiều nay 27-5-2012 tại Trung tâm Văn hoá Thông tinh tỉnh Quảng Trị (P.5, TP.Đông Hà), Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Trị lần thứ V (nhiệm kỳ 2012-2017) đã diễn ra phiên họp trù bị.
 Phiên trù bị đặt dưới sự chủ tọa của HT.Thích Thiện Tấn, UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự THPG Quảng Trị, HT.Thích Trí Hải, Phó Ban Trị sự; HT.Thích Chánh Huyền, Phó Ban Trị sự cùng sự tham dự đông đảo của chư tôn đức Tăng, Ni và 1.040 Đại biểu đại diện các ban ngành, Ban đại diện Phật giáo các huyện, các niệm Phật đường trong toàn tỉnh đã đến dự.


Sau phần nghi thức, HT.Thích Thiện Tấn phát biểu

khai từ nói lên lý do của phiên họp trù bị, những vấn đề liên quan đến Đại hội, đồng thời Hoà thượng cũng đã kêu gọi toàn thể Đại biểu trong phát huy cao tinh thần đoàn kết, và Lục hoà cộng trụ để cùng chung sức, chung lòng chung lo cho Đại hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị diễn ra và thành tựu tốt đẹp.
Tiếp theo, toàn thể đại biểu cũng đã được nghe ban Thư ký và Kiểm soát Đại hội thông báo thủ tục Đại hội, kết quả thẩm tra tư cách đại biểu, giới thiệu các đoàn đại biểu, nội quy và chương trình làm việc, nghi lễ khai mạc phiên chính thức...


_MG_6075.JPG
Chủ toạ đoàn
_MG_6065.JPG
Thêm chú thích

1040 đại biểu tham dự
Thay mặt Ban thư ký Đại hội, ĐH. Nguyễn Thường, Chánh Thư ký BTS THPG Quảng Trị đã trình bày báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IV (2007-2012), và dự kiến chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ V (2012-2017) của Phật giáo tỉnh Quảng Trị.
Chương trình phiên trù bị tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến những Phật sự tồn động và góp ý của Đại biểu về chương trình Đại hội cũng như chương trình dự kiến Phật sự 5 năm của nhiệm kỳ 2012-2017.
Các Đại biểu đã thảo luận những nội dung lên quan đến những công tác Phật sự nhiệm kỳ mới đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề văn hoá, giáo dục, hoằng pháp tại tỉnh nhà và ổn định các Niệm Phật đường trong việc thỉnh chư Tăng, Ni về đại phương trú trì làm Phật sự...
Dịp này, HT.Thích Thiện Tấn, Ủy viên HĐTS, Trưởng ban BTS Tỉnh hội trình bày trước Đại hội danh sách dự kiến nhân sự tân Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ (2012-2017) gồm 56 vị.
Phiên trù bị kết thúc tốt đẹp sau phần đọc biên bản của Ban Thư ký Đại hội.
Sáng ngày mai phiên chính thức sẽ diễn ra cũng tại Hội trường này. Giác Ngộ Online sẽ cập nhật diễn tiến của Đại hội đến quý độc giả.
_MG_6088.JPG
Hội trường Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Quảng Trị