Chùa Thiên Quang được khởi công xây dựng ngày 19/07/Canh
Thìn (2000) do Đại đức Thích Thiên Thuận làm trụ trì. Lúc bất giờ chùa
chỉ là một thảo am nhỏ đủ để sinh hoạt cho bà con Phật tử nơi đây sinh
hoạt tu học. Tháng năm dần trôi, mái chùa Thiên Quang được tô đậm thêm
nét vững mạnh của xóm làng và dân tộc. Như cơ chỉ của thiên nhiên ban
tặng trước mặt chùa là dòng thác quanh năm tuôn chảy, như rồng xanh
cuộn mình thổi từng cơn gió mát cho thiền môn hưng thịnh. Phong thủy
hữu tình, gió mát quanh năm, vào chùa đập vào mắt chung ta là hình ảnh
cửa không của thiền môn quy củ, xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính,
không gian thoáng ngập phối với cảnh thiên nhiên làm nền chủ đạo. Ngoài
ra những pho tượng thờ phượng đều được tạc từ gỗ quý được các nghệ
nhân điêu khắc gỗ nổi tiếng từ miền Nam Bắc quy tụ về đây.
Chánh điện
Cuối mùa đông năm Tân Mão (2011) chùa đã an vị tôn tượng Bồ
Tát Quán Thế Âm bằng gỗ mít quý cao 3.6m đây là một sự đam mê nghệ
thuật Đại đức trụ trì từ việc tìm chọn gỗ cho đến việc hàng tháng các
nghệ nhân phải ăn chay để cầu nguyện cho việc tạc bức tượng này được
viên mãn.
Từ việc xây dựng quy cũ thiền môn theo lối truyền thống miền
Trung, sân vườn chùa được thiết trí phong cách thoáng đảng và hung
tráng của hàng chục tảng đá ngàn năm bị nước bào mòn được trang trí
quanh chùa, có cục đá nặng đến 5 tấn, kết hợp điều này với rất nhiều
loại bonsai độc đáo mà Tăng chúng cũng như đại đức trụ trì đã dày công
chăm sóc. Còn trong chùa bàn ghế cho đến các vật dụng đều được làm từ
các rễ cây lớn và quý. Chính vì thế mà người dân nơi đây gọi chùa Thiên
Quang với tên gọi khác là chùa Gỗ, chùa Thác, chùa Đá.
Khung cảnh trong sương sớm thật lung linh
Các rễ, gốc cây quý đều làm các vật dụng mang nét nghệ thuật đặc sác trong việc trang trí
Chùa Thiên Quang là nơi diễn ra các sự kiện Phật giáo và lễ
hội Văn hóa dân tộc như các lễ Vu Lan, mùa Phật đản, hướng dẫn Phật tử
tu tập thọ Bát Quan Trai hàng tháng công tác từ thiện xã hội. Thầy trụ
trì cho biết “Bản thân tôi từ khi xuất cho đến hôm nay và về sau sự
nỗ lực không ngừng không ngoài hai chữ Phụng - hiến, chứ nếu một mặt
nào đó chúng ta trang bị hình thức bên ngoài mà bên trong bị khiếm
khuyết thì điều đó ảnh hưởng đến nhân duyên của chúng ta, trong cuộc
đời này, chúng ta mất đi cơ hội để phụng sự chúng sanh đó là ước nguyện
của bản thân mình”. Những nơi nào đó khắp nẻo đường Việt Nam dù
biết hay không biết thì nơi đó chứa chan một tấm lòng “Vị độ nhân cố”
của người con Phật vì thế chúng ta tin rằng: Tinh thần của Phật giáo
còn sống mãi tràn ngập bao la giữa nhân thế và vĩnh viễn như một nếp
sống của dân tộc Việt Nam qua hình ảnh mái chùa.
Tăng chúng chùa Thiên Quang
Tôn tượng Niết bàn gỗ lim
Nghệ thuật chữ Hán trên chiếc bình gốm
Chùa trên triền đồi
Những tảng đá trên 5 tấn được trang trí quanh khuôn viên chùa
Thác Hòa Bình trước chùa Thiên Quang
Tượng Quan Âm bằng gỗ mít 3.6m
ĐĐ. Thích Thiên Thuận trụ trì
Một không gian Chánh điện thoáng đảng mát dịu
Một góc cổ kính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét