- Thông thường,
những người bị cao huyết áp phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, một
số loại thuốc huyết áp có thể gây ra tác dụng phụ như chuột rút ở chân,
chóng mặt, và mất ngủ... Do vậy, các nhà khoa học nghiên cứu chỉ ra một
số cách hạ huyết áp tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Trong cuộc sống hiện đại, bệnh cao áp huyết là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh cao huyết áp dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đau tim, suy tim, suy thận…
Dưới đây là những phương pháp tự nhiên giúp hạ huyết áp:
Tập thể dục đều đặn
|
Theo bác sĩ Gerald Fletcher, chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Mayo, Mỹ, chỉ cần luyện tập hoặc hoạt động thể chất đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày trong tuần đã có thể giúp giảm huyết áp.
“Những người chịu khó vận động có thể giảm bớt được số lượng thuốc điều trị cao huyết áp. Hãy chọn một môn gì đó bạn thích – đi bộ, chạy, bơi lội, đạp xe đạp – và gắn bó với nó”, bác sĩ Fletcher cho biết.
Ăn thực phẩm giàu kali
Phần lớn các muối khoáng đều có thể làm tăng huyết áp song kali lại có thể làm giảm ảnh hưởng bất lợi của Natri. Hầu hết bệnh nhân cao huyết áp đều thiếu khoáng chất kali.
Tăng tổng lượng hấp thụ kali lên 4700mg mỗi ngày có thể có lợi cho người bị cao huyết áp. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm chuối, khoai tây nướng cả vỏ, nước cam, sữa chua tách kem.
Ăn sô-cô-la đen
Theo các nhà khoa học, sô-cô-la đen có chứa flavanols có thể làm cho mạch máu đàn hồi tốt hơn. Trong một nghiên cứu, 18% bệnh nhân ăn sô-cô-la mỗi ngày thấy giảm huyết áp hiệu quả.
Giảm muối trong trong bữa ăn hàng ngày
Với những người có huyết áp bình thường, hơi cao hoặc cao có thể giảm huyết áp bằng cách giảm lượng muối ăn hằng ngày. Nên hạn chế lượng muối ăn hấp thụ vào cơ thể hằng ngày ở mức 1500mg. Cách đơn giản để giảm lượng muối là tránh ăn những đồ chế biến sẵn vì loại đồ uống này chứa nhiều Natri.
Hầu hết lượng muối ăn chúng ta hấp thụ đều từ thực phẩm đã qua chế biến, do đó, hãy chọn thực phẩm tươi sống. Khi bạn ăn các loại thức ăn có dán nhãn dinh dưỡng, hãy nhớ kiểm tra hàm lượng natri của chúng trước khi ăn.
Nói “không” với thuốc lá
|
Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Chất nicotin khiến huyết áp tăng và gây ra tình trạng cao huyết áp mạn tính. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ thuốc lá là cách giúp giảm huyết áp và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Hạn chế rượu, bia
Mặc dù uống rượu vừa phải (không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ, và hai ly một ngày cho nam giới) có lợi cho sức khỏe tim mạch, uống rượu quá nhiều có thể làm tăng huyết áp ở một số người.
Nghiên cứu cho thấy rằng: uống nhiều hơn hai ly một ngày làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở cả nam nữ. Nếu bạn muốn uống, hãy thưởng thức đồ uống có cồn cùng với một bữa ăn, để làm nhẹ đi ảnh hưởng của nó đối với huyết áp.
Hạn chế caffein
Cà phê mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn kể cả là ở những không bị cao huyết áp. Do đó nếu bạn bị cao huyết áp thì chỉ nên uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày.
Giảm stress
Giảm stress có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách của riêng mình để vượt qua stress. Thư giãn và kiểm soát stress là điều rất cần thiết cho bệnh nhân kiểm soát được huyết áp.
Kiểm soát cân nặng
Chỉ cần giảm một vài kg cân nặng cũng có tác động lớn đến huyết áp. Tình trạng thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều hơn và gây ra cao huyết áp. Giảm cân cũng đồng nghĩa với giảm giảm tải cho trái tim. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân đủ để đưa huyết áp của bạn trở lại trong tầm kiểm soát.
Thiền và Yoga
Yoga là một biện pháp giúp giảm stress, do đó nó giúp giảm hiệu quả huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, luyện yoga còn liên quan tới hệ thần kinh tự chủ, nhịp tim, tiêu hóa cũng như phần lớn các chức năng của những tạng khác trong cơ thể.
Thiền cũng là một trong những biện pháp giúp kiểm soát cách thở, tưởng tượng, do đó, tập thiền là một công cụ hiệu quả để đối phó với stress, qua đó giúp giảm huyết áp.
Giảm việc
Giảm stress có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách của riêng mình để vượt qua stress. Thư giãn và kiểm soát stress là điều rất cần thiết cho bệnh nhân kiểm soát được huyết áp.
Kiểm soát cân nặng
Chỉ cần giảm một vài kg cân nặng cũng có tác động lớn đến huyết áp. Tình trạng thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều hơn và gây ra cao huyết áp. Giảm cân cũng đồng nghĩa với giảm giảm tải cho trái tim. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân đủ để đưa huyết áp của bạn trở lại trong tầm kiểm soát.
Thiền và Yoga
Yoga là một biện pháp giúp giảm stress, do đó nó giúp giảm hiệu quả huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, luyện yoga còn liên quan tới hệ thần kinh tự chủ, nhịp tim, tiêu hóa cũng như phần lớn các chức năng của những tạng khác trong cơ thể.
Thiền cũng là một trong những biện pháp giúp kiểm soát cách thở, tưởng tượng, do đó, tập thiền là một công cụ hiệu quả để đối phó với stress, qua đó giúp giảm huyết áp.
Giảm việc
Mỗi tuần làm việc quá 41
giờ tại văn phòng sẽ làm tăng nguy cơ của tăng huyết áp 15%, theo một
trường đại học California, Irvine, California. Làm thêm giờ có thể gây
cản trở về giờ giấc để bạn tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
Nghe nhạc
Nghe nhạc
Nghe nhạc cũng là một
cách hay làm giảm huyết áp của bạn một chút hơn so với thuốc hoặc thay
đổi lối sống có thể làm được? Theo các nhà nghiên cứu, những giai điệu
phù hợp có thể giúp đỡ bạn sảng khoái, giảm thiểu căng thẳng và sãn sinh
ra hormone hạ huyết áp.
Diệu Linh - (theo Health)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét