Đức Phật là một bậc sáng suốt, đã chấm dứt sự phiền
não và khổ đau, một đấng hoàn hảo, chứng được trí tuệ bát nhã và giác
ngộ chân lý vô thượng, đáng được tôn kính và đảnh lễ.
Ý Nghĩa Dâng Hoa Cúng Phật
Dâng hoa cúng Phật mang ý nghĩa dâng cúng những điều thiện
lành, tốt đẹp, thơm tho, chúng ta làm được trong cuộc sống hằng ngày,
theo lời chư Phật dạy. Chẳng hạn như chúng ta làm được
việc thiện nào trong ngày, chúng ta dừng được việc ác nào trong ngày, đó
là những bó hoa tươi thắm đem dâng cúng chư Phật.
Việc dâng hoa cúng Phật là một hành động thành kính ngưỡng
mộ, bày tỏ tâm biết ơn sự chuyển hóa vô thượng của giáo pháp, mặc dù giá
trị vật chất không đáng quan tâm. Tiếp theo việc dâng
hoa cúng Phật là lời tán tụng và tâm người Phật tử hồi tưởng lại đời
sống cao thượng, phẩm hạnh vi diệu của đức Phật, quyết cố gắng noi theo,
không cầu khẩn van xin gì cả.
Đức Phật là một bậc sáng suốt, đã chấm dứt sự phiền não và
khổ đau, một đấng hoàn hảo, chứng được trí tuệ bát nhã và giác ngộ chân
lý vô thượng, đáng được tôn kính và đảnh lễ. Người
Phật tử quyết tâm noi theo chánh đạo, đưa đến chánh kiến và chánh tín,
để hiện tại đạt an lạc hạnh phúc, mai sau được giác ngộ giải thoát.
Ý Nghĩa Lễ Cúng Đèn
Trong hình thức nghi lễ, khi cúng dường một ngọn đèn lên đức Phật,
không nên nghĩ hay cho rằng mình đang làm một ân huệ và cầu khẩn van xin
phước báo. Trái lại, nên ý thức một cách trọn vẹn rằng: chúng ta đang
nâng cao nguồn sáng trí tuệ, mà chúng ta tiếp nhận từ đức Phật. Nguồn
ánh sáng này xua đuổi bóng đêm trong tâm thức chúng ta, hướng dẫn chúng
ta và tất cả chúng sinh tìm thấy con đường đi đến giác ngộ.
Theo cách này, đối với người thực hiện nghi lễ, ngọn đèn cúng dường
lên đức Phật là phương tiện để quán niệm về cái ánh sáng giác ngộ đã và
đang chiếu sáng trong mỗi người chúng ta từ thời vô thủy, và ánh sáng đó
thường bị những bức tường do tự ngã che khuất trong bóng tối.Mục đích của sự tu tập chính là để dẹp trừ cái bản ngã đó. []
Ý Nghĩa Dâng Hương Cúng Phật
Theo kinh sách, khi làm lễ dâng hương cúng Phật có 5 ý nghĩa, gọi là Ngũ Phần Hương,gồm có:
1. Giới hương,
2. Định hương,
3. Tuệ hương,
4. Giải thoát hương, và
5. Giải thoát tri kiến hương.
Đức Lục Tổ Huệ Năng giải thích trong Kinh Pháp Bảo Đàn như sau:
1. GIỚI HƯƠNG:Tức trong tự tâm chẳng quấy, chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại, gọi là GIỚI HƯƠNG.
2. ÐỊNH HƯƠNG:Thấy những cảnh tướng thiện ác, tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG.
3. TUỆ HƯƠNG:Tự
tâm vô ngại, thường dùng trí tuệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác,
dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương
xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là TUỆ HƯƠNG.
4. GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG.
5. GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự
tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu
học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để
tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi, gọi
là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG.
Thiện tri thức ! Năm thứ hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài. []
Dâng cúng Phật
hương, đăng, hoa, quả, thủy.
Trong các thứ trên,
cúng dường pháplà hơn hết.
Ý Nghĩa: Đối với chư Phật
mười phương, chúng ta phát khởi tín tâm, tin tưởng sâu sắc, hiểu biết rõ
ràng, thành tâm dâng cúng: những điều tốt đẹp, những thành tựu cao quí
nhứt, trên bước đường tu học (học hỏi chánh pháp và tu sửa thân tâm).
Không tu tập và không làm như thế, dù thành tâm đến đâu, dâng hương
cầu nguyện nào có được gì? Tại sao vậy? - Bởi cầu khẩn van xin mà được
như ý, người ta đền ơn đáp lễ, đốt hương cả bó, cháy luôn ngôi chùa!
Dâng cúng hương mang ý nghĩa dâng cúng những hương thơm kết tụ do việc giữ gìn giới luật, những hương thơm kết tụ do việc luôn giữ tâm thiền định, những hương thơm kết tụ do việc phát triển trí tuệ, những hương thơm kết tụ do việc tu hạnh giải thoát và những hương thơm kết tụ do việc giải thoát sự hiểu biết phiền lụy của thế gian.
Tóm lại dâng hương cúng Phật gồm có: 1. Giới hương 2. Định hương 3. Tuệ hương 4. Giải thoát hương và 5. Giải thoát tri kiến hương. []
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét