Nhắc đến Vương Chiêu Quân, hẳn rất nhiều người biết đó là một trong “tứ đại mỹ nhân” của Trung Hoa cổ đại. Nhưng tại một làng quê nhỏ vùng đồng bằng Bắc bộ cũng có một Vương Chiêu Quân mà đền thờ còn hiển hiện và thần tích còn ghi rõ.
Mỹ nhân lừng lẫy lịch sử Trung Hoa…
Theo các tài liệu lịch sử chính thống thì Chiêu Quân tên là Vương Tường, cũng được gọi là Vương Chiêu Quân,
là con gái một gia đình thường dân ở Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế.
Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán. Ông đã được vua Hán Nguyên Đế ban cho 5 cung nữ, một trong số này là Vương Chiêu Quân.
Theo Hậu Hán Thư thì trong suốt thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa hề được gặp mặt nhà vua. Đến khi được triệu kiến để chuẩn bị sang Hung Nô, sắc đẹp của nàng đã khiến Hán Nguyên Đế sững sờ muốn đổi ý, nhưng không được.
Chiêu Quân trở thành vợ Hô Hàn Tà và sinh được 3 người con: 2 trai, 1
gái. Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc,
nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người
Hung Nô và Chiêu Quân trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu
Luy Nhược Đề, con trai lớn của Hô Hàn Tà với người vợ trước.
Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có 2 người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", Nội Mông.
Xung quanh nhân vật Vương Chiêu Quân, trong dân gian còn tồn tại rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Câu chuyện về Chiêu Quân được gọi Chiêu Quân Cống Hồ đã trở thành một điển tích trong văn học Trung Hoa cổ đại.
… quê ở Thái Bình?
Một sự tình cờ đã đưa tôi đến một làng quê nhỏ ở đồng bằng Bắc Bộ- làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình vào đúng ngày hội của làng, 13 tháng 3 Âm lịch.
Tại đây, tôi đã rất bất ngờ khi được cụ Hoàng Ngọc Phin, năm nay đã 84 tuổi mời đến dự hội với lời giới thiệu: “Hôm nay là ngày sinh của Bà Chúa Vương Chiêu Quân người làng này. Vì vậy, ban tế toàn là nữ và sẽ có màn tế Nữ Quan”.
Nghĩ đến một sự trùng tên nên tôi hỏi lại: “Có phải Chiêu Quân cống Hồ không? Bà ấy ở Trung Quốc cơ mà” thì cụ Phin khẳng định: “Đúng là Chiêu Quân cống Hồ đấy, nhưng là người làng này”.
Thấy tôi một mực không tin, cụ lấy từ trong tủ ra một cuốn sách mỏng sách bằng giấy bản đã ố vàng, mép nhiều trang đã sờn, dày đặc chữ Nho và bảo: “Bác không tin thì xem đây. Đây là bản Thần tích ghi chép về Bà Chúa mà làng tôi đã lưu giữ mấy trăm năm nay rồi. Ngoài ra còn bản sắc phong từ thời Khải Định nữa”.
Chỉ tay vào dòng chữ trên trang ngoài cùng, cụ rành giọt giải nghĩa
luôn: “Ở đây viết rõ là cuốn Thần tích này được chép lại từ năm đầu
triều Lê Chiêu Thống (1786). Đến năm Khải Định thứ tám triều Nguyễn
(1924) thì sửa lại”.
Theo Thần tích thì vào thời thuộc Hán, ở “phủ Hạ bát đụn tang” (tám cái gò cao nổi lên ở vùng Hạ- người dân Diêm Tỉnh coi quê mình nằm trong vùng đó) có ông Vương Thức người nước Nam, thời trẻ học rộng biết nhiều được cử làm Kim Thành thái thú, sau về Lâm Ấp, có vợ là Phạm Thị Dụ.
Đêm 12 tháng 3, bà nằm mộng thấy con rắn cuốn, sau sinh quý nữ. Lúc sinh ra, hương thơm bay ngào ngạt, có 3 con rồng xuất hiện trên bầu trời. Cũng ngày đó, ở kinh đô có 3 tiếng động lớn kinh động sơn hà, hàng đàn muông thú kéo về. Vương Thức đặt tên con là Vương Tường. Lớn lên đóng cửa học hành, môn gì cũng giỏi. Năm 14 tuổi được coi là bậc “quốc sắc thiên hương”, không ai so được.
Đời Hán đế, ngày 8 tháng 1, Hoàng đế nằm mơ thấy một ông tiên cho biết ở phía Nam xuất hiện một người con gái kỳ tài, có một không hai (hộ quốc tý dân, trung trinh vô nhị) tại nhà quan Thái thú. Sáng hôm sau vua hội bá quan kể lại giấc mơ. Triều đình thảo luận rồi cử Diên Thọ đến tận nơi xem xét, họa lại chân dung đem về báo cáo.
Diên Thọ đến gặp, Vương Tường không tiếp mà cứ ngồi đọc sách. Sau đó tự mình vẽ chân dung rồi gửi cho Diên Thọ mang về. Nhận được chân dung, Hán đế triệu Vương Thức về gặp và hậu thưởng cho các bậc cao niên. Sau đó lệnh đưa Vương Tường vào cung, đặt tên là Chiêu Quân.
Diên Thọ bực tức vì nàng đã lạnh nhạt với mình nên đưa bức tranh vẽ Chiêu Quân ngầm giới thiệu với vua Hồ. Vua Hồ đòi Hán đế phải gả cho người trong tranh. Vì bang giao hai nước, Hán đế phải đồng ý.
Sang Hồ, Chiêu Quân có một cái áo bảo vệ nên Hồ vương không thể gần gũi được. Nàng bảo phải kiên trì, 16 năm sau mới được gần gũi. Một hôm, Chiêu Quân yêu cầu xây một cây cầu nổi. Cầu xây xong, rất nhiều cá và rồng hiện về. Có một con rồng vàng dài hơn một trượng hiện ra, nàng liền theo đó đi mất.
Năm Vĩnh Hựu (triều Lê Ý Tông, 1735- 1740), Chiêu Quân được phong
“Hiển linh tạ thuận thiên vi thái tỷ công chúa”, được thờ ở 12 đền trong
“Bát đụn tang”. Thần tích còn ghi rõ bà sinh ngày 12 tháng 3, mất ngày
13 tháng 12. Vào hai ngày này, người dân thôn Diêm Tỉnh tổ chức Lễ hội
tại đền Bà Chúa.
Vùng đất mỹ nhân một thuở
Theo lời cụ Phin thì đền Bà Chúa đã có từ xưa lắm rồi. Hàng năm hội đền được tổ chức rất trang nghiêm, thành kính. Anh Hoàng Ngọc Lễ, con trai cụ Phin còn cho biết: “Ngày trước, ở sân đền có một cây đa to lắm, phải đến hàng chục người ôm. Sau này, cây bị sét đánh chết mất. Ngày trước, con gái làng này đẹp nổi tiếng cả vùng. Bây giờ thì không được như xưa nữa”.
Khi tôi cùng cụ Phin ra đền, nghi lễ dâng hương đang diễn ra. Điều
đặc biệt ở lễ hội này là trừ đoàn đại biểu chính quyền và các cụ phụ lão
là có nam giới, còn lại tất cả những người vào làm lễ dâng hương đều là
nữ.
Tôi tranh thủ quan sát ngôi đền, tuy mới được tu tạo song các đường nét đều tinh xảo và cổ kính. Trên nóc đền là hình lưỡng long chầu nguyệt, hiên trước của đền là 3 chữ “Tạc quyết linh”- nghĩa là nơi linh thiêng. Trên hai cột chính trước cửa là đôi câu đối bằng chữ Hán: “Nam thổ giáng sinh phù đế mộng; Bắc phương tuyệt sắc hiển thần cơ”, theo cụ Phin nghĩa là: “Sinh ra tại nước Nam ứng với giấc mộng của nhà vua; Là bậc tuyệt sắc ở xứ Bắc hiển hiện do thần linh”.
Trong đền, nổi bật trên ban thờ là bức đại tự có 4 chữ “Quốc sắc
thiên hương” và mấy đôi câu đối nữa. Nội dung các câu đối này đều ca
ngợi vẻ đẹp, tài năng và sự hiển linh của Bà Chúa. Trong đó có đôi câu
đối chỉ rõ dân Diêm Tỉnh phải thường xuyên cúng lễ vào các dịp tuần
tiết: “Diêm hải ba thương tình đại tiết; Tỉnh điền địa di tự thường
nghi”.
Trong hậu cung, bên trong khám thờ che rèm kín là bức tượng của Bà Chúa. Không biết tượng được tạc bao giờ song vẫn toát lên vẻ đẹp tinh khôi, cao quý của một trang tuyệt sắc.
Đúng 9 giờ, màn tế “Nữ Quan”, nghi thức chính của lễ hội bắt đầu.
Trong tiếng nhạc réo rắt, 17 cô gái trong trang phục truyền thống nhiều
màu sắc sắp thành hai hàng, do một nữ quan dẫn đầu trang trọng tiến vào.
Đắm mình trong tiếng nhạc, lời ca và không khí tưng bừng, tôi cứ bâng
khuâng tự hỏi: “Phải chăng có thật một Vương Chiêu Quân ở xứ này?”.
Nguyễn Khắc Nguyệt
Theo các tài liệu lịch sử chính thống thì Chiêu Quân tên là Vương Tường, cũng được gọi là Vương Chiêu Quân,
là con gái một gia đình thường dân ở Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế.
Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán. Ông đã được vua Hán Nguyên Đế ban cho 5 cung nữ, một trong số này là Vương Chiêu Quân.
Theo Hậu Hán Thư thì trong suốt thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa hề được gặp mặt nhà vua. Đến khi được triệu kiến để chuẩn bị sang Hung Nô, sắc đẹp của nàng đã khiến Hán Nguyên Đế sững sờ muốn đổi ý, nhưng không được.
Tranh vẽ Vương Chiêu Quân |
Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có 2 người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", Nội Mông.
Xung quanh nhân vật Vương Chiêu Quân, trong dân gian còn tồn tại rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Câu chuyện về Chiêu Quân được gọi Chiêu Quân Cống Hồ đã trở thành một điển tích trong văn học Trung Hoa cổ đại.
… quê ở Thái Bình?
Một sự tình cờ đã đưa tôi đến một làng quê nhỏ ở đồng bằng Bắc Bộ- làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình vào đúng ngày hội của làng, 13 tháng 3 Âm lịch.
Tại đây, tôi đã rất bất ngờ khi được cụ Hoàng Ngọc Phin, năm nay đã 84 tuổi mời đến dự hội với lời giới thiệu: “Hôm nay là ngày sinh của Bà Chúa Vương Chiêu Quân người làng này. Vì vậy, ban tế toàn là nữ và sẽ có màn tế Nữ Quan”.
Nghĩ đến một sự trùng tên nên tôi hỏi lại: “Có phải Chiêu Quân cống Hồ không? Bà ấy ở Trung Quốc cơ mà” thì cụ Phin khẳng định: “Đúng là Chiêu Quân cống Hồ đấy, nhưng là người làng này”.
Thấy tôi một mực không tin, cụ lấy từ trong tủ ra một cuốn sách mỏng sách bằng giấy bản đã ố vàng, mép nhiều trang đã sờn, dày đặc chữ Nho và bảo: “Bác không tin thì xem đây. Đây là bản Thần tích ghi chép về Bà Chúa mà làng tôi đã lưu giữ mấy trăm năm nay rồi. Ngoài ra còn bản sắc phong từ thời Khải Định nữa”.
Cụ Phin và cuốn Thần tích |
Theo Thần tích thì vào thời thuộc Hán, ở “phủ Hạ bát đụn tang” (tám cái gò cao nổi lên ở vùng Hạ- người dân Diêm Tỉnh coi quê mình nằm trong vùng đó) có ông Vương Thức người nước Nam, thời trẻ học rộng biết nhiều được cử làm Kim Thành thái thú, sau về Lâm Ấp, có vợ là Phạm Thị Dụ.
Đêm 12 tháng 3, bà nằm mộng thấy con rắn cuốn, sau sinh quý nữ. Lúc sinh ra, hương thơm bay ngào ngạt, có 3 con rồng xuất hiện trên bầu trời. Cũng ngày đó, ở kinh đô có 3 tiếng động lớn kinh động sơn hà, hàng đàn muông thú kéo về. Vương Thức đặt tên con là Vương Tường. Lớn lên đóng cửa học hành, môn gì cũng giỏi. Năm 14 tuổi được coi là bậc “quốc sắc thiên hương”, không ai so được.
Đời Hán đế, ngày 8 tháng 1, Hoàng đế nằm mơ thấy một ông tiên cho biết ở phía Nam xuất hiện một người con gái kỳ tài, có một không hai (hộ quốc tý dân, trung trinh vô nhị) tại nhà quan Thái thú. Sáng hôm sau vua hội bá quan kể lại giấc mơ. Triều đình thảo luận rồi cử Diên Thọ đến tận nơi xem xét, họa lại chân dung đem về báo cáo.
Diên Thọ đến gặp, Vương Tường không tiếp mà cứ ngồi đọc sách. Sau đó tự mình vẽ chân dung rồi gửi cho Diên Thọ mang về. Nhận được chân dung, Hán đế triệu Vương Thức về gặp và hậu thưởng cho các bậc cao niên. Sau đó lệnh đưa Vương Tường vào cung, đặt tên là Chiêu Quân.
Diên Thọ bực tức vì nàng đã lạnh nhạt với mình nên đưa bức tranh vẽ Chiêu Quân ngầm giới thiệu với vua Hồ. Vua Hồ đòi Hán đế phải gả cho người trong tranh. Vì bang giao hai nước, Hán đế phải đồng ý.
Sang Hồ, Chiêu Quân có một cái áo bảo vệ nên Hồ vương không thể gần gũi được. Nàng bảo phải kiên trì, 16 năm sau mới được gần gũi. Một hôm, Chiêu Quân yêu cầu xây một cây cầu nổi. Cầu xây xong, rất nhiều cá và rồng hiện về. Có một con rồng vàng dài hơn một trượng hiện ra, nàng liền theo đó đi mất.
Sắc phong |
Vùng đất mỹ nhân một thuở
Theo lời cụ Phin thì đền Bà Chúa đã có từ xưa lắm rồi. Hàng năm hội đền được tổ chức rất trang nghiêm, thành kính. Anh Hoàng Ngọc Lễ, con trai cụ Phin còn cho biết: “Ngày trước, ở sân đền có một cây đa to lắm, phải đến hàng chục người ôm. Sau này, cây bị sét đánh chết mất. Ngày trước, con gái làng này đẹp nổi tiếng cả vùng. Bây giờ thì không được như xưa nữa”.
Đền Bà Chúa |
Tôi tranh thủ quan sát ngôi đền, tuy mới được tu tạo song các đường nét đều tinh xảo và cổ kính. Trên nóc đền là hình lưỡng long chầu nguyệt, hiên trước của đền là 3 chữ “Tạc quyết linh”- nghĩa là nơi linh thiêng. Trên hai cột chính trước cửa là đôi câu đối bằng chữ Hán: “Nam thổ giáng sinh phù đế mộng; Bắc phương tuyệt sắc hiển thần cơ”, theo cụ Phin nghĩa là: “Sinh ra tại nước Nam ứng với giấc mộng của nhà vua; Là bậc tuyệt sắc ở xứ Bắc hiển hiện do thần linh”.
Lễ dâng hương tại đền Bà Chúa |
Trong hậu cung, bên trong khám thờ che rèm kín là bức tượng của Bà Chúa. Không biết tượng được tạc bao giờ song vẫn toát lên vẻ đẹp tinh khôi, cao quý của một trang tuyệt sắc.
Hậu duệ của Bà Chúa |
Nguyễn Khắc Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét