Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) sẽ tổ
chức hội thảo thường niên lần thứ hai về An ninh Hàng hải tại Biển Đông
với sự tham gia của các diễn giả quan trọng.
Hội thảo lần này được tổ chức trong bối cảnh có những vấn đề quan trọng và phức tạp về Biển Đông. Nó diễn ra chỉ một tuần trước khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới thủ đô Phnom Penh của Campuchia để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng (PMC).
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Á - Thái Bình dương, ông Kurt Campbell sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị trong ngày hôm nay (theo giờ Mỹ). Thượng nghị sĩ Mỹ kiêm Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình dương của Thượng viện Mỹ, Jim Webb cũng có một bài diễn thuyết vào ngày mai.
Nhiều chuyên gia từ châu Á và Mỹ cũng sẽ góp mặt tại hội nghị để cùng trao đổi về những chủ đề chính liên quan tới an ninh hàng hải tại Biển Đông.
Biển Đông thời gian qua có nhiều diễn biến nóng. Trung Quốc và Philippines có căng thẳng ngoại giao suốt hơn hai tháng vì tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Căng thẳng này chỉ có dấu hiệu hạ nhiệt trong những ngày gần đây.
Cũng xoay quanh chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc những ngày qua cũng trao đi đổi lại những lời phản đối lẫn nhau. Hôm qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam kịch liệt phản đối việc Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc chào thầu thăm dò khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Biển Đông có vị trí quan trọng trong chính sách quân sự mới của Mỹ, với việc chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình dương. Ảnh minh họa: CSIS |
Việt Nam cũng phản đối việc Trung Quốc ra quyết định
thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc bao gồm cả hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Biển Đông, tuyến hàng hải có vai trò quan trọng đối
với việc thông thương quốc tế và cũng được cho là có trữ lượng tài
nguyên không nhỏ, đang ngày một được quan tâm nhiều hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Clinton từng tuyên bố hồi tháng 7/2010
rằng Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở khu
vực và tự do đi lại bình thường trên Biển Đông. Bà cũng gợi ý rằng
Washington có thể "tạo điều kiện thuận lợi” cho các cuộc đàm phán khu
vực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Biển Đông nằm ở khu vực tây Thái
Bình dương và vì thế sẽ là nơi Mỹ cụ thể hóa chính sách quân sự mới, với
nội dung chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình
dương.
Thượng nghị sĩ Webb năm ngoái trình lên Thượng viện Mỹ
dự thảo nghị quyết liên quan tới Biển Đông. Bản nghị quyết có tên "Kêu
gọi một giải pháp đa phương và hòa bình đối với các tranh chấp lãnh hải
tại Đông Nam Á". Ông Webb không kêu gọi Mỹ cần phải tham gia trong các
tranh chấp lãnh thổ, nhưng nên tham gia vào một diễn đàn đa phương để
giải quyết vấn đề.
Phan Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét