Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Hải quân Úc và đội tàu hộ tống chủ lực

Hải quân Úc - Đội tàu hộ tống chủ lực - 2 

(TNO) Trong khi chờ chương trình hiện đại hóa quân đội trị giá hàng chục tỉ USD hoàn thành, sức mạnh hải quân Úc vẫn đang dựa vào đội tàu hộ tống lớp Anzac.

 

Theo tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith hồi cuối năm ngoái đã giới thiệu kế hoạch nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho đội tàu hộ tống lớp Anzac của nước này.
Với gói nâng cấp có giá trị lên đến 600 triệu USD này, các tàu Anzac sẽ được trang bị một hệ thống cảnh báo nhạy bén đủ sức phòng ngừa những cuộc tấn công bằng tên lửa ngay từ sớm. Cụ thể, hệ thống trên cho phép phát hiện các tên lửa bay ở độ cao thấp từ khoảng cách 30 hải lý (tương đương 55 km).
Kế hoạch này chính là cách để Úc tạm thời tăng cường năng lực hải quân trong khi chương trình hiện đại hóa quy mô lớn chưa thể hoàn thành trong một sớm một chiều.
Như vậy, trong tương lai gần, các tàu hộ tống lớp Anzac vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực đối với hải quân Úc. Được khởi động từ cuối thập niên 1980, lớp tàu hộ tống này từ sớm đã được Úc đặt nhiều kỳ vọng.
Theo thông cáo của Hải quân Úc, nước này hạ thủy chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc lớp Anzac vào ngày 18.5.1996 và đặt tên là HMAS Anzac.

 Hải quân Úc - Đội tàu hộ tống chủ lực - 1
Tàu HMAS Anzac trong lần hợp tác cùng tàu chiến Ấn Độ - Ảnh: Maritimequest
Đến nay, hải quân Úc sở hữu tổng cộng 8 chiếc Anzac. Trong đó, 3 chiếc gồm HMAS Anzac, HMAS Ballarat, HMAS Parramatta đồn trú ở hạm đội bờ đông được đặt tại Sydney. Số còn lại là HMAS Arunta, HMAS Perth, HMAS Stuart, HMAS Toowoomba, HMAS Warramunga được biên chế cho hạm đội bờ tây đặt tại Perth, thủ phủ vùng tây Úc.
Cùng với Úc, hải quân New Zealand cũng sở hữu hai chiếc tàu hộ tống lớp Anzac là HMNZS Te Kaha và HMNZS Te Mana.
 Hải quân Úc - Đội tàu hộ tống chủ lực - 2
Cận cảnh tàu hộ tống lớp Anzac - Ảnh: Maritimequest
Với chiều dài khoảng 100 m, loại tàu hộ tống này có độ choán nước khoảng 3.500 tấn, đạt vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ (50 km/giờ), tầm hoạt động khoảng 6.000 hải lý (11.000 km). Bình quân, mỗi chiếc có khoảng 160 người bao gồm thủy thủ đoàn cùng một số nhân sự chuyên trách khác. Bên cạnh các hệ thống cảnh báo và dò tìm công nghệ cao, những loại vũ khí tối tân cũng không thể thiếu trên tàu hộ tống Anzac.
 Hải quân Úc - Đội tàu hộ tống chủ lực - 3
Tàu HMAS Anzac neo tại cảng - Ảnh: Pbase
Về khả năng tác chiến tầm gần, loại tàu này được trang bị một bệ pháo tự động cỡ nòng 127 mm có tốc độ bắn lên đến 20 phát mỗi phút. Kèm theo đó, tàu hộ tống lớp Anzac còn có thêm 2 súng máy loại 12,7 mm và 1 hệ thống súng cận chiến.
Ngoài ra, để chống tàu chiến, các tàu Anzac của hải quân Úc còn được trang bị 2 cụm với tổng cộng 6 ống phóng ngư lôi Mark 46 có tốc độ 74 km/giờ và đạt tầm bắn 11 km. Chỉ ngư lôi thì chưa đủ cho một tàu chiến hiện đại, vì thế, tàu hộ tống Anzac còn có 2 hệ thống gồm tổng cộng 8 bệ phóng tên lửa chống tàu chiến Harpoon. Loại tên lửa này đạt tốc độ 864 km/giờ và đủ sức tấn công các mục tiêu trong khoảng cách 67 hải lý (124 km).
Về khả năng phòng không, tàu hộ tống Anzac được trang bị hệ thống 8 bệ phóng tên lửa RIM-7 Sea Sparrow do Mỹ sản xuất. Với tốc độ lên đến hơn 4.200 km/giờ và tích hợp radar bán chủ động, khó có loại chiến đấu cơ nào đủ sức thoát khỏi “nanh vuốt” của RIM-7 Sea Sparrow.
Bên cạnh các loại vũ khí trên, tàu chiến Anzac còn có thể triển khai tác chiến cả trên không lẫn trên biển cùng trực thăng chiến đấu Sikorsky SH-60 Seahawk mà nó mang theo. Vốn là loại trực thăng chiến đấu đa nhiệm nên Sikorsky SH-60 Seahawk được trang bị đầy đủ “đồ chơi” từ súng máy, pháo 30 mm đến tên lửa, ngư lôi. Với tầm bay tối đa lên đến 800 km, chiếc trực thăng chiến đấu này giúp cho tàu hộ tống Anzac tăng cường sức mạnh đáng kể, chẳng khác nào như “hổ được mọc thêm cánh”.
Ngô Minh Trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét