
Kinh Pháp Cú có hình vẽ (The Illustrated Dhammapada), Treasury of Truth (Kho-Báu của Sự-Thật)
Đức PHẬT thuyết
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu
Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch)
Vi tính: Tâm Tịnh
Phẩm 19: Phẩm Pháp Trụ
256. "Ngươi đâu phải pháp trụ,
Xử sự quá chuyên chế, Bậc trí cần phân biệt Cả hai chánh và tà!" ![]() 257. "Không chuyên chế, đúng pháp, Công bằng, dắt dẫn người, Bậc trí sống đúng pháp, Thật xứng danh pháp trụ." ![]() 258. "Không phải vì nói nhiều, Mới xứng danh bậc trí. An ổn, không oán sợ. Thật đáng gọi bậc trí." ![]() 259. Không phải vì nói nhiều, Mới xứng danh trì pháp, Những ai tuy nghe ít, Nhưng thân hành đúng pháp, Không phóng túng chánh pháp, Mới xứng danh trì pháp." ![]() 260. Không phải là trưởng lão, Dầu cho có bạc đầu. Người chỉ tuổi tác cao, Ðược gọi là: "Lão ngu. ![]() 261. "Ai chân thật, đúng pháp, Không hại, biết chế phục, Bậc trí không cấu uế, Mới xứng danh Trưởng Lão." ![]() 262. "Không phải nói lưu loát, Không phải sắc mặt đẹp, Thành được người lương thiện, Nếu ganh, tham, dối trá." ![]() 263. "Ai cắt được, phá được Tận gốc nhổ tâm ấy Người trí ấy diệt sân, Ðược gọi người hiền thiện." ![]() 264. "Ðầu trọc, không sa môn Nếu phóng túng, nói láo. Ai còn đầy dục tham, Sao được gọi sa môn?" ![]() 265. "Ai lắng dịu hoàn toàn, Các điều ác lớn nhỏ, Vì lắng dịu ác pháp, Ðược gọi là Sa môn." ![]() 266. " Chỉ khất thực nhờ người, Ðâu phải là tỷ kheo! Phải theo pháp toàn diện, Khất sĩ không, không đủ." ![]() 267. " Ai vượt qua thiện ác, Chuyên sống đời Phạm Hạnh, Sống thẩm sát ở đời, Mới xứng danh tỷ kheo." ![]() 268. "Im lặng nhưng ngu si, Ðâu được gọi ẩn sĩ? Như người cầm cán cân, Bậc trí chọn điều lành." ![]() 269. " Từ bỏ các ác pháp, Mới thật là ẩn sĩ. Ai thật hiểu hai đời Mới được gọi ẩn sĩ." ![]() 270. " Còn sát hại sinh linh, Ðâu được gọi Hiền thánh. Không hại mọi hữu tình, Mới được gọi Hiền Thánh ![]() 271. "Chẳng phải chỉ giới cấm Cũng không phải học nhiều, Chẳng phải chứng thiền định, Sống thanh vắng một mình." ![]() 272. "Ta hưởng an ổn lạc, Phàm phu chưa hưởng được. Tỷ kheo, chớ tự tin Khi lậu hoặc chưa diệt." ![]() 273. "Tám chánh, đường thù thắng, Bốn câu, lý thù thắng. Ly tham, pháp thù thắng, Giữa các loài hai chân, Pháp nhãn, người thù thắng. ![]() 274. "Ðường này, không đường khác Ðưa đến kiến thanh tịnh. Nếu ngươi theo đường này, Ma quân sẽ mê loạn." ![]() 275. "Nếu người theo đường này, Ðau khổ được đoạn tận. Ta dạy người con đường. Với trí, gai chướng diệt." ![]() 276. "Người hãy nhiệt tình làm, Như Lai chỉ thuyết dạy. Người hành trì thiền định Thoát trói buộc Ác ma ![]() 277. "Tất cả hành vô thường " Với Tuệ, quán thấy vậy Ðau khổ được nhàm chán; Chính con đường thanh tịnh." ![]() 278. "Tất cả hành khổ đau Với Tuệ quán thấy vậy, Ðau khổ được nhàm chán; Chính con đường thanh tịnh." ![]() 279. "Tất cả pháp vô ngã, Với Tuệ quán thấy vậy, Ðau khổ được nhàm chán Chính con đường thanh tịnh." ![]() 280. "Khi cần, không nỗ lực, Tuy trẻ mạnh, nhưng lười Chí nhu nhược, biếng nhác. Với trí tuệ thụ động, Sao tìm được chánh đạo?" ![]() 281. "Lời nói được thận trọng, Tâm tư khéo hộ phòng, Thân chớ làm điều ác, Hãy giữ ba nghiệp tịnh, Chứng đạo Thánh nhân dạy." ![]() 282. "Tu Thiền, trí tuệ sanh, Bỏ Thiền, trí tuệ diệt. Biết con đường hai ngả Ðưa đến hữu, phi hữu, Hãy tự mình nỗ lực, Khiến trí tuệ tăng trưởng." ![]() 283. "Ðốn rừng không đốn cây Từ rừng, sinh sợ hãi; Ðốn rừng (1) và ái dục, Tỷ kheo, hãy tịch tịnh." ![]() 284. "Khi nào chưa cắt tiệt, Ái dục giữa gái trai, Tâm ý vẫn buộc ràng, Như bò con vú mẹ." ![]() 285. "Tự cắt dây ái dục, Như tay bẻ sen thu, Hãy tu đạo tịch tịnh, Niết-Bàn, Thiện Thệ dạy. ![]() 286. "Mùa mưa ta ở đây Ðông, hạ cũng ở đây, Người ngu tâm tưởng vậy, Không tự giác hiểm nguy." ![]() 287. "Người tâm ý đắm say Con cái và súc vật, Tử thần bắt người ấy, Như lụt trôi làng ngủ. ![]() 288. "Một khi tử thần đến, Không có con che chở, Không cha, không bà con, Không thân thích che chở ![]() 289. "Biết rõ ý nghĩa này, Bậc trí lo trì giới, Mau lẹ làm thanh tịnh, Con đường đến Niết-Bàn." ![]() Chú thích: (1) Dục vọng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét