Do ra đi đột ngột, nhiều cụ già đã không kịp để lại di chúc
về khối tài sản khổng lồ của họ. Vụ việc này đã gây nên sự tranh chấp,
mâu thuẫn không đáng có giữa những người còn lại.
Khối tài sản khổng lồ lên đến 1.000 tỷ đồng này là của một người phụ nữ quá cố tên là T.K.P (SN 1946, trú tại quận Tân Phú, TP HCM). Đây được xem là trường hợp hi hữu nhất từ trước đến nay.
Bà P. qua đời không để lại di chúc trong khi bà không có con ruột, chỉ có một người con nuôi là T.H.H.L (SN 1987). Bà chủ khối tài sản khổng lồ này từng mở một xưởng làm bún, sau đó kinh doanh cho thuê nhà xưởng và về cuối đời thường xuyên làm từ thiện.
Tài sản của bà P. gần như không đếm xuể, phải đếm trong vòng 1 tuần
mới xong: gồm 100 cây vàng, tiền mặt, 1 triệu USD, trang sức có rất
nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền
hàng chục tỷ đồng).
Ngoài ra, còn có rất nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú, TPHCM, tỉnh Bình Dương, Tây Ninh… cũng do bà P. đứng tên. Không chỉ để tiền và tài sản quý giá trong két sắt, rất nhiều vàng được bà P. giấu kỹ bên dưới bàn làm việc. Ngoài ra, căn nhà bà P. sinh sống tại quận Tân Phú rộng khoảng 2.000 m2 với 1 sân tennis cho thuê.
Sau khi kiểm kê tài sản, ngày 26/3/2011 con nuôi bà P. và các em ruột của bà P. đã thống nhất hợp đồng thuê tủ sắt tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) để gửi giữ khối tài sản nói trên với thời hạn một năm. Hiện tại giữa những người em của bà P. và con nuôi của bà đang tranh chấp số tài sản khổng lồ trên. Hai bên dự định đưa vụ việc ra tòa để phân chia quyền thừa kế.
Cụ bà neo đơn qua đời để lại 50 cây vàng
Trước đó, vào tháng 2/2012, bà Phạm Thị Hiền (82 tuổi) ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng cũng đột tử tại bệnh viện khi trong người có rất nhiều vàng mà không có thân nhân.
Bà Hiền qua đời ngày 19/2 tại Bệnh viện vì đột tử. Khi cơ quan chức
năng tiến hành làm các thủ tục cần thiết để đưa thi thể bà Hiền lên chùa
thì phát hiện trong người bà có rất nhiều vòng, dây chuyền, nhẫn kim
loại màu vàng. Số tài sản trên người bà bao gồm lắc, nhẫn, dây chuyền,
kim cương, bông tai cẩm thạch… Ngoài ra còn 2 sổ tiết kiệm trị giá 350
triệu đồng; 2 giấy chứng nhận giữ hộ 233,8 chỉ vàng tại ngân hàng cùng
trên 19 triệu đồng tiền mặt. Ước tính số vàng bà Hiền để lại khoảng 50
lượng, trị giá trên 2 tỷ đồng.
Điều ít ai ngờ là bà Hiền sống tại một căn hộ rất lụp xụp, chỉ rộng trên 20 m2 ở phường 3, TP Đà Lạt từ hơn 20 năm nay. Bà sống rất giản dị, khép kín, ít tiếp xúc với hàng xóm. Bởi vậy, khi biết bà Hiền có số tiền, vàng trị giá trên 2 tỷ đồng, chính quyền và người dân địa phương đã rất bất ngờ.
Bà Hiền không có chồng con nhưng có gia đình người em sống ở Hà Nội. Hiện, cơ quan chức năng đã bàn giao tài sản và những giấy tờ liên quan của bà cụ Hiền cho người em gái này.
Ni sư viên tịch và khối tài sản 140.000 USD
Năm 2010, TAND quận Tân Phú, TP.HCM cũng thụ lý hồ sơ vụ tranh chấp tài sản là 138.000 USD xung quanh việc một ni sư qua đời không để lại di chúc. Đây cũng là một vụ việc gây tranh cãi khi phía Ban đại diện Phật giáo cho rằng đây là tài sản của chùa, người thân của ni sư thì nói đó là tài sản riêng của ni sư và yêu cầu chia thừa kế.
Ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, là trụ trì chùa Thiên Chánh (phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM). Tháng 5/2008, ni sư Huệ Tịnh viên tịch. Trước khi viên tịch, ni sư Huệ Tịnh có 5 quyển sổ tiết kiệm gửi tại Vietcombank mang tên Đỗ Thị Thiềng với tổng số tiền 138.850 USD và số tiền mặt 423 USD. Đặc biệt, ni sư này cũng không để lại di chúc về khối tài sản của mình. Sau đó, bà Đỗ Ngọc T. (trú tại phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM) là em ruột ni sư Huệ Tịnh có đơn gửi đến Ban đại diện Phật giáo Tân Phú, xin được nhận lại 5 quyển sổ tiết kiệm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế theo quy định pháp luật.
Ban đại diện Phật giáo Tân Phú cho rằng đây là tài sản của chùa, do phật tử thập phương đóng góp nên từ chối đề nghị trên. Bị từ chối, bà T. và đồng thừa kế đã khởi kiện vụ việc ra TAND quận Tân Phú.
Ngày 31/5/2012, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Phạm Thị Thu Hà, Phó Chánh án TAND quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết, hiện cơ quan này vẫn chưa có kế hoạch đưa vụ kiện ra xét xử sau nhiều lần hoãn phiên tòa.
L. Lan (Tổng hợp)
Tranh chấp khối tài sản thừa kế 1.000 tỉ đồng
Vụ để lại ngàn tỷ không di chúc: Căng thẳng
Đột tử không di chúc, 1.000 tỷ thuộc về ai?
Tỷ phú bán bún và gia tài 1000 tỷ đồngVụ để lại ngàn tỷ không di chúc: Căng thẳng
Đột tử không di chúc, 1.000 tỷ thuộc về ai?
Khối tài sản khổng lồ lên đến 1.000 tỷ đồng này là của một người phụ nữ quá cố tên là T.K.P (SN 1946, trú tại quận Tân Phú, TP HCM). Đây được xem là trường hợp hi hữu nhất từ trước đến nay.
Bà P. qua đời không để lại di chúc trong khi bà không có con ruột, chỉ có một người con nuôi là T.H.H.L (SN 1987). Bà chủ khối tài sản khổng lồ này từng mở một xưởng làm bún, sau đó kinh doanh cho thuê nhà xưởng và về cuối đời thường xuyên làm từ thiện.
Một trong rất nhiều nhà xưởng do bà P. đứng quyền chủ sở hữu cho thuê (Ảnh: VietNamNet) |
Ngoài ra, còn có rất nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú, TPHCM, tỉnh Bình Dương, Tây Ninh… cũng do bà P. đứng tên. Không chỉ để tiền và tài sản quý giá trong két sắt, rất nhiều vàng được bà P. giấu kỹ bên dưới bàn làm việc. Ngoài ra, căn nhà bà P. sinh sống tại quận Tân Phú rộng khoảng 2.000 m2 với 1 sân tennis cho thuê.
Sau khi kiểm kê tài sản, ngày 26/3/2011 con nuôi bà P. và các em ruột của bà P. đã thống nhất hợp đồng thuê tủ sắt tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) để gửi giữ khối tài sản nói trên với thời hạn một năm. Hiện tại giữa những người em của bà P. và con nuôi của bà đang tranh chấp số tài sản khổng lồ trên. Hai bên dự định đưa vụ việc ra tòa để phân chia quyền thừa kế.
Cụ bà neo đơn qua đời để lại 50 cây vàng
Trước đó, vào tháng 2/2012, bà Phạm Thị Hiền (82 tuổi) ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng cũng đột tử tại bệnh viện khi trong người có rất nhiều vàng mà không có thân nhân.
Ngôi nhà nơi bà Phạm Thị Hiền sinh sống (Ảnh: Bee.net.vn) |
Điều ít ai ngờ là bà Hiền sống tại một căn hộ rất lụp xụp, chỉ rộng trên 20 m2 ở phường 3, TP Đà Lạt từ hơn 20 năm nay. Bà sống rất giản dị, khép kín, ít tiếp xúc với hàng xóm. Bởi vậy, khi biết bà Hiền có số tiền, vàng trị giá trên 2 tỷ đồng, chính quyền và người dân địa phương đã rất bất ngờ.
Bà Hiền không có chồng con nhưng có gia đình người em sống ở Hà Nội. Hiện, cơ quan chức năng đã bàn giao tài sản và những giấy tờ liên quan của bà cụ Hiền cho người em gái này.
Ni sư viên tịch và khối tài sản 140.000 USD
Năm 2010, TAND quận Tân Phú, TP.HCM cũng thụ lý hồ sơ vụ tranh chấp tài sản là 138.000 USD xung quanh việc một ni sư qua đời không để lại di chúc. Đây cũng là một vụ việc gây tranh cãi khi phía Ban đại diện Phật giáo cho rằng đây là tài sản của chùa, người thân của ni sư thì nói đó là tài sản riêng của ni sư và yêu cầu chia thừa kế.
5 sổ tiết kiệm ngoại tệ lớn của cố ni sư Huệ Tịnh (Ảnh: Tiền phong) |
Ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, là trụ trì chùa Thiên Chánh (phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM). Tháng 5/2008, ni sư Huệ Tịnh viên tịch. Trước khi viên tịch, ni sư Huệ Tịnh có 5 quyển sổ tiết kiệm gửi tại Vietcombank mang tên Đỗ Thị Thiềng với tổng số tiền 138.850 USD và số tiền mặt 423 USD. Đặc biệt, ni sư này cũng không để lại di chúc về khối tài sản của mình. Sau đó, bà Đỗ Ngọc T. (trú tại phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM) là em ruột ni sư Huệ Tịnh có đơn gửi đến Ban đại diện Phật giáo Tân Phú, xin được nhận lại 5 quyển sổ tiết kiệm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế theo quy định pháp luật.
Ban đại diện Phật giáo Tân Phú cho rằng đây là tài sản của chùa, do phật tử thập phương đóng góp nên từ chối đề nghị trên. Bị từ chối, bà T. và đồng thừa kế đã khởi kiện vụ việc ra TAND quận Tân Phú.
Ngày 31/5/2012, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Phạm Thị Thu Hà, Phó Chánh án TAND quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết, hiện cơ quan này vẫn chưa có kế hoạch đưa vụ kiện ra xét xử sau nhiều lần hoãn phiên tòa.
Những người thừa kế theo pháp luật
1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có: A) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. B) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. C) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. 2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau. 3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản. 4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản. (Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005) |
L. Lan (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét