30/05/2012
13:55:16
Dòng họ đời nào cũng có người... tự học chữ Hán
Đền Đồng Xâm thờ Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), nằm giữa thôn Thượng Gia. Không khó để nhận ra ngôi đền bởi vẻ bề thế của nó. Phía trước đền là con sông Vông êm đềm. Ngay lối vào là lục lăng ba tầng sừng sững án ngữ phía cổng, ba cây si cổ thụ có đường kính chừng 3 - 4 người ôm tỏa bóng sum suê. Điều đặc biệt là bức tường thành trước cửa đền được tạo hình hai con rồng uốn lượn. Ngôi đền hiện lên đầy vẻ cổ kính, trang nghiêm.
Ông Nguyễn Ngận năm nay 73 tuổi, làm thủ từ ở đền từ hai chục năm nay. Dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, ông vừa phe phẩy chiếc chổi lông để lau bụi trên những pho tượng trong đền vừa tiếp chuyện tôi.
Ông bảo, tính ra, ông là đời thứ bảy trong dòng họ làm công việc trông coi ngôi đền. "Thuở trước, cụ tổ nhà tôi sống trên mảnh đất ngay cạnh đền. Cụ lại là người am hiểu chữ nghĩa nên được cử ra trông coi đền. Mảnh đất hương hỏa ấy được truyền từ đời này qua đời khác và cái chức thủ từ cũng "gia truyền" theo", ông Ngận không giấu được vẻ tự hào.
Thế nhưng, theo ông Ngận, việc trông coi đền cũng là "cái duyên, cái nghiệp". Ngay như ông vốn là giáo viên. "Trước đó, chẳng bao giờ tôi nghĩ sẽ trông coi đền, vì công việc ấy có vẻ nhàm chán. Thế nhưng, chẳng hiểu sao, một dạo tôi lại quay sang thích chữ Hán, chữ Nho rồi mày mò học, học thêm từ bố, từ những người cao tuổi.
Bố tôi bảo "đó là nhờ tôi được ăn phúc
lộc của Ngài nên tôi sẽ nối tiếp bố trông coi ngôi đền. Và trùng hợp
ngẫu nhiên khi đời nào trong dòng họ cũng có người "đốc chứng" quay sang
mê học chữ Hán, chữ Nho như thế. Bây giờ, con trai tôi ngoài 30 tuổi
cũng đang ra Hà Nội học để kế tiếp công việc cha ông", ông kể.
Không hội nào không có mưa!
Tôi đã thoáng chưng hửng khi dò hỏi xem ngôi đền có gì lạ vào ngày lễ hội, ông Ngận thẳng thừng: "Chẳng có gì. Hội nào mà chả có phần tế, lễ, vui chơi. Có chăng thì đặc biệt ở chỗ, đây là đền thờ Triệu Vũ Đế".
Tưởng như câu chuyện tôi nghe kia chỉ là lời đồn đại cho vui miệng, được người ta thêu dệt để tăng thêm phần linh thiêng cho ngôi đền. Nhưng thật may, khi tôi vừa nhắc đến chuyện mưa gió ngày khai hội, ông Ngận "à" lên một tiếng. "Cái đó năm nào chả như thế, quen rồi nên đâu còn gì là lạ nữa". Ra vậy!
Ông xác nhận: "Chẳng riêng gì tôi chứng kiến mà trước đó người ta đã lưu truyền điều ấy rồi. Không năm nào là hội không có mưa. Hội đền diễn ra từ ngày 1/4 - 3/4 âm lịch, thường sẽ mưa trước đó một ngày. Mưa to lắm, gió Bấc thổi ầm ầm. Hôm sau, trời quang mây tạnh.
Đền Đồng Xâm cứ mở hội là trời mưa. |
Không hội nào không có mưa!
Tôi đã thoáng chưng hửng khi dò hỏi xem ngôi đền có gì lạ vào ngày lễ hội, ông Ngận thẳng thừng: "Chẳng có gì. Hội nào mà chả có phần tế, lễ, vui chơi. Có chăng thì đặc biệt ở chỗ, đây là đền thờ Triệu Vũ Đế".
Tưởng như câu chuyện tôi nghe kia chỉ là lời đồn đại cho vui miệng, được người ta thêu dệt để tăng thêm phần linh thiêng cho ngôi đền. Nhưng thật may, khi tôi vừa nhắc đến chuyện mưa gió ngày khai hội, ông Ngận "à" lên một tiếng. "Cái đó năm nào chả như thế, quen rồi nên đâu còn gì là lạ nữa". Ra vậy!
Ông xác nhận: "Chẳng riêng gì tôi chứng kiến mà trước đó người ta đã lưu truyền điều ấy rồi. Không năm nào là hội không có mưa. Hội đền diễn ra từ ngày 1/4 - 3/4 âm lịch, thường sẽ mưa trước đó một ngày. Mưa to lắm, gió Bấc thổi ầm ầm. Hôm sau, trời quang mây tạnh.
Đến khi hết hội cũng thường mưa gió
nhưng nhẹ hơn. Người ta cho rằng, trước hội mà mưa là điềm lành. Trong
hội có hàng nghìn người từ các nơi đổ về tế lễ, gây ô nhiễm, bụi bặm. Vì
thế, giã hội trời lại đổ mưa để rửa sạch những bụi bặm ấy".
Đổ nước điếu vào mật mía
Ngôi đền lập từ bao giờ, chính dòng họ ông Ngận cũng không biết, chỉ phỏng đoán nó có từ rất lâu, "có thể trước Công nguyên". Ngôi đền ấy, tục truyền rằng nằm trên chính trán con rồng nước. Thân rồng ôm lấy chùa phía sau đền, bởi nhìn xung quanh làng là rãnh nước bao quanh, chùa nổi lên trên. Cái giếng trong chùa chính là rốn rồng.
Ngày trước, đền nhỏ chứ không to đẹp như bây giờ. Cuối thời Nguyễn, ngôi đền đã được trùng tu lại. Ông Nguyễn Xuân Biên, 68 tuổi, người làng Xuân Cước kể: "Trước, bố tôi cũng tham gia nhóm thợ xây đền thời Pháp thuộc. Cụ kể rằng, mặt ngoài đền xây bằng đá, mặt trong ốp gạch. Chất kết dính lấy từ mật mía trộn muối và vôi chứ không dùng xi măng như sau này. Đá được chở từ Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... ra, gỗ lim cũng lấy từ trong đó.
Hồi ấy, ông Hào Khang làm nhiệm vụ trông nom, quản lý cả đám thợ. "Dân mình đói kém, thế nên có người nghĩ ra cách đục thùng gỗ để lấy mật mía ra... ăn vụng. Để tránh bị mất bớt nguyên liệu, ông Hào Khang đã cho đổ nước điếu vào từng thùng để có mùi, không ai dám ăn nữa".
Với những người dân quanh vùng, ngôi đền ấy thật sự linh thiêng. Bây giờ, người ta vẫn truyền tụng câu chuyện từ thời phong kiến. "Chuyện rằng, có ông giám mục nọ cưỡi ngựa đến thăm bạn là chánh tổng ở làng. Đi qua cửa đền, ông giám mục vẫn ung dung ngồi trên yên ngựa.
Ông Ngận là đời thứ 7 trong dòng họ làm thủ từ ở đền. |
Đổ nước điếu vào mật mía
Ngôi đền lập từ bao giờ, chính dòng họ ông Ngận cũng không biết, chỉ phỏng đoán nó có từ rất lâu, "có thể trước Công nguyên". Ngôi đền ấy, tục truyền rằng nằm trên chính trán con rồng nước. Thân rồng ôm lấy chùa phía sau đền, bởi nhìn xung quanh làng là rãnh nước bao quanh, chùa nổi lên trên. Cái giếng trong chùa chính là rốn rồng.
Ngày trước, đền nhỏ chứ không to đẹp như bây giờ. Cuối thời Nguyễn, ngôi đền đã được trùng tu lại. Ông Nguyễn Xuân Biên, 68 tuổi, người làng Xuân Cước kể: "Trước, bố tôi cũng tham gia nhóm thợ xây đền thời Pháp thuộc. Cụ kể rằng, mặt ngoài đền xây bằng đá, mặt trong ốp gạch. Chất kết dính lấy từ mật mía trộn muối và vôi chứ không dùng xi măng như sau này. Đá được chở từ Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... ra, gỗ lim cũng lấy từ trong đó.
Hồi ấy, ông Hào Khang làm nhiệm vụ trông nom, quản lý cả đám thợ. "Dân mình đói kém, thế nên có người nghĩ ra cách đục thùng gỗ để lấy mật mía ra... ăn vụng. Để tránh bị mất bớt nguyên liệu, ông Hào Khang đã cho đổ nước điếu vào từng thùng để có mùi, không ai dám ăn nữa".
Bức tường thành trước cửa đền hình rồng uốn lượn độc đáo. |
Với những người dân quanh vùng, ngôi đền ấy thật sự linh thiêng. Bây giờ, người ta vẫn truyền tụng câu chuyện từ thời phong kiến. "Chuyện rằng, có ông giám mục nọ cưỡi ngựa đến thăm bạn là chánh tổng ở làng. Đi qua cửa đền, ông giám mục vẫn ung dung ngồi trên yên ngựa.
Thế nhưng, lạ kỳ thay, con ngựa như bị
ai kìm chân, cứ nhảy dựng lên rồi không thể tiến thêm bước nào, dù ông
giám mục có làm nhiều cách. Sau, ông để ngựa lại, đi bộ vào thăm bạn.
Ông phàn nàn chuyện con ngựa "giở chứng", bạn liền giải thích đó là vì
đi qua cửa đền mà không xuống ngựa. Sau ông giám mục quay ra, dắt ngựa
thì nó ngoan ngoãn bước theo", ông Ngận kể.
"Thực
tế đã có những hiện tượng mưa gió tương tự. Ví như trước hội đền Hùng
(vào ngày 9/3) hay trước ngày Phật Đản (7/4) thường có mưa. Lâu dần,
người ta thần thánh hóa sự việc đó lên để tăng thêm sự linh thiêng cho
ngôi đền, chùa, lễ hội ấy, coi việc có mưa là mang lại điềm may mắn.
Cái đó không có ai kiểm chứng, chỉ là kinh nghiệm dân gian mà thôi". Cư sĩ Lương Gia Tĩnh (Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam) "Tôi là người gốc trong xã, sống cũng ngót 60 tuổi rồi. Đúng là có chuyện mỗi khi mở hội đền Đồng Xâm là trời đổ mưa, thậm chí cũng thường có mưa cả sau ngày tan hội. Hồi trước, dân trong xã thường đợi đến cuối tháng ba âm lịch là lại lắng bể nước để "đón mưa hội Đồng Xâm". Mưa ngày đó thường lớn lắm. Tôi cũng chưa nghe ai lý giải vì sao, chỉ biết rằng theo quan niệm đó là điều may mắn". Ông Tạ Quang Thảnh (Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình) |
Thanh Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét