(Dân trí) Thằng bé yếu ớt chỉ còn da bọc xương
nhưng ai cho gì nó cũng phồng mồm nhai ngấu nghiến vì nó sợ phải chết
lắm. Và nó thương bà nội nữa bởi đêm nào nằm bóp chân cho nó, bà cũng
khóc mà than “Cháu mà bỏ đi thì bà cũng không sống nổi đâu”
Cậu
bé đáng thương đó là Phạm Công Mạnh (13 tuổi) hiện đang điều trị tại
phòng 606 – Bệnh viện huyết học và truyền máu TW. Chúng tôi để ý đến em
bởi cái thân hình gầy còm quá đỗi và không thể đi lại được bình thường
như những bệnh nhân khác. Ngồi kế bên là người bà với mái tóc đã bạc gần
hết, khuôn mặt rầu rầu tựa vào thành giường với ánh nhìn vô định nhưng
đôi bàn tay gầy vẫn đang miệt mài nắn bóp cho cháu.
Chốc
chốc có người cùng phòng cho em quả lê hay trái táo là thằng bé lại ăn
ngay cho dù bà biết cháu còn no lắm. Đôi bàn tay khẳng khiu chỉ còn rặt
những đốt xương nhưng em vẫn cố gắng run rẩy đưa được miếng
lê vào miệng bằng được mới thôi. Nhìn cháu ăn, bà lại không cầm được
nước mắt bởi “Thằng bé thảo lắm, chẳng bao giờ nó ăn hết phần đâu cô ạ.
Nhưng bây giờ ai cho gì nó cũng ăn, vừa ăn vừa khóc bởi nó sợ phải chết
sớm rồi tôi cũng không sống nổi”
Hơn một năm đi viện, cơ thể Mạnh bị tàn phá ghê gớm bởi hóa chất
Dứt
lời bà lại quay sang cháu mà nỗi đau cứ như nghiến chặt bóp nát trái
tim già nua cằn cỗi. Thằng bé lớn rồi, nó đã 13 chứ nào còn bé bỏng gì
nên nó biết “Bệnh của cháu không sống được lâu đâu cô ạ, cháu biết rồi
mình sẽ phải chết nhưng còn bà nội … Cháu sợ lắm” – Mạnh lấy tay che
ngang dòng nước mắt đang chảy dài nấc nghẹn nói với tôi. Gương mặt dài
thuột kiệt quệ bởi những lần truyền hóa chất, trông em càng thấy tội hơn
khi với với đôi bàn tay để nắm chặt lấy tay bà. Ông trời bắt bệnh, em
biết và chấp nhận rồi nhưng sao lại để bà nội phải khổ thế… Bà già rồi
và thương Mạnh lắm nhưng bà khóc nhiều khiến em đau đớn và không lúc nào
yên tâm.
Trở
ra từ mảnh đất miền Trung xa xôi (thôn Vũ Tập, xã Khánh Thành, huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An) bà nội Phạm Thị Lý thay con ra chăm sóc cháu đã
hơn 1 năm nay bởi: “Tôi già rồi không đi làm thuê kiếm tiền được nên ra
chăm cháu, còn vợ chồng nó phải ở nhà làm kiếm tiền chữa bệnh cho con”.
Bà nói là nói vậy nhưng vốn liếng ở quê tất cả chỉ có 2 sào ruộng nên
anh chị nay đây mai đó theo người ta làm đủ các việc để có tiền hàng
tháng đưa con lên viện truyền hóa chất. Cuộc đời người nông dân chân lấm
tay bùn vốn đã vất vả nay lại càng lao đao bởi: “Con bệnh không chữa
không được, mà đi viện rồi thì lại tá hỏa đi vay khắp nơi” - bà Lý cho hay.
"Cháu thương bà lắm... cháu mà chết rồi không biết bà sẽ ra sao nữa?"
Cắt
ngang câu chuyện Mạnh buồn muốn đi vệ sinh nên bà phải đỡ. Nhưng tội
lắm khi đôi bàn chân èo uột của em cứ liêu xiêu không còn đứng được vững
mà bà thì cũng yếu nên hai bà cháu cứ oặt ẹo hết bên này đến bên kia.
Sống đến đoạn sắp sang cái dốc bên kia của cuộc đời vậy mà bà lại trở
thành chỗ dựa cho đứa cháu đáng thương, tội nghiệp. Những bước đi nặng
nề không dứt khoát trông càng tội hơn khi những giọt nước mắt cứ lăn dài
mãi không thôi. Thằng bé bặm môi nén đau để cố nhấc từng bước vậy mà nó
cũng bất lực… Sao ông trời lại tàn nhẫn thế này, ngày trước em vẫn tung
tăng đến trường được cơ mà, còn bây giờ….???
Nhớ
lại những tháng ngày cháu khỏe mạnh bà Lý bùi ngùi kể: “Mạnh ngoan lắm,
lúc nào đi học về là nó giúp tôi làm việc này việc kia không thì ngồi
chải tóc hay cắt móng tay móng chân cho ông bà. Ở nhà ai cũng thương
cũng quý, vậy mà đùng một cái nó mang bệnh…”. Bà sợ lắm khi phải nhắc
đến hiện tại nên cố họng cứ như nghẹn lại không thể tiếp lời được nữa.
Ung thư máu – cái bản án tử hình cháu bà đang phải mang hay cũng chính
là bản án tử cho chính bà.
Làm
sao bà sống nổi đây khi lỡ một mai Mạnh không còn nữa. Dường như với cả
hai bà cháu sự sống monh manh yếu ớt đang được đếm từng giây từng phút
trong nỗi nghẹn ngào bất lực. “Giá như được chết để cháu tiếp tục sống
thì tôi hạnh phúc lắm” đó là mong ước bấy lâu của người bà yêu cháu hơn chính mạng sống của mình.
Sống cả một đời bà chỉ có một mong ước là được chết thay cháu mà không được
Màn
đêm vội vàng buông xuống, cậu bé Mạnh lại quay mặt ra phía cửa sổ mà
nhìn – bầu trời Hà Nội vẫn cứ mưa xối xả với những tiếng sấm sét đùng
đoàng nhưng sao em vẫn yêu lắm bởi: “Được sống thêm giây phút nào là
cháu mãn nguyện lắm rồi để còn nhìn thấy bà được sống”
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Anh Phạm Công Cương và chị Võ Thị Thắm (thôn Vũ Tập, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)Hoặc bà Phạm Thị Lý đang chăm cháu tại phòng 606 - Bệnh viện huyết học và truyền máu TW Số ĐT: 0988615526 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Vũ Ngân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét