Các tàu của Mỹ cũng như Nhật Bản hôm nay lần lượt tới
Indonesia và Philippines, hai diễn biến nằm trong một loạt hoạt động của
chiến hạm các nước quanh Biển Đông thời gian qua.
Từ ngày 28/5 tới 8/6, ba tàu Mỹ sẽ cùng tập trận chung với hải quân Indonesia. Trong ảnh là tàu USS Vandegrift, một trong ba tàu Mỹ tới cảng biển Tanjung Perak, thuộc thành phố thủ phủ Surabaya của tỉnh Đông Java, Indonesia. Ảnh: Navy.mil |
Tàu đổ bộ USS Germantown trong một hoạt động thường lệ tại cảng San Diego. Tàu này cũng tham gia cuộc tập trận tại Indonesia. Ảnh: Navy.mil |
Chiếc tàu thứ ba của Mỹ tới Indonesia là USGS Waesche của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ. Ảnh: USCG |
Cũng hôm nay, ba tàu hải quân của Nhật ghé thăm Philippines nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho Philippines. Trong ảnh là tàu JS Kashima (TV-3508), một trong ba tàu hải quân của Nhật tới Philippines. Tàu JS Kashima nặng 4.050 tấn, dài 143 m, rộng 18 m. Tàu được trang bị pháo 76 mm, 23 ống phóng ngư lôi với 360 thủy thủ. Ảnh: US Navy |
Chiếc tàu thứ hai của Nhật tới Philippines là JS Shimayuki. Tàu này có tải trọng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m. Tàu được trang bị pháo 76 mm, hai hệ thống súng máy tầm ngắn loại 20 mmm, một dàn phóng tên lửa hạm đối hạm, một dàn 23 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm với thủy thủ đoàn 200 người. Ảnh: Skycrapercity |
JS Matsuyuki là chiếc tàu thứ ba của Nhật tới Philippines hôm nay. Tàu này nặng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m. Nó được trang bị một pháo chính 76 mm, hai hệ thống vũ khí cận chiến 20 mm, một ống phóng tên lửa đất đối đất, một hệ thống tên lửa phòng không, một dàn phóng tên lửa chống tàu ngầm và hai ống phóng ngư lôi. Tàu có thủy thủ đoàn 200 người. Ảnh: Skycrapercity |
Đầu tháng 4, soái hạm BRP Gregorio del Pilar (ảnh) của Philippines có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc trên vùng biển gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Đây là sự kiện kéo theo căng thẳng giữa hai nước vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn không có người sinh sống. Sau đó Trung Quốc từng điều động tàu Ngư Chính 310 tới khu vực tranh chấp. Đây là tàu ngư chính lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Inquirer |
Tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina của Mỹ cập cảng Subic, Philippines ngày 13/5 trong chuyến đi thường kỳ. Vịnh Subic cách bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nơi Philippines và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền, khoảng 234 km về phía đông. Ảnh: US Navy |
Ấn Độ vừa qua cũng điều 4 tàu hải quân tới Biển Đông để khẳng định sự hiện diện tại vùng biển này. Trong ảnh là khu trục hạm lớp Raijut có tên INS Rana. Ảnh: Panoramio |
Chiếc tàu hải quân thứ hai của Ấn Độ tới Biển Đông là INS Shakti. Tàu này cùng với tàu INS Rana vừa tới thăm vịnh Subic của Philippines. Ảnh: Navy.mil |
INS Shivalik cũng nằm trong nhóm 4 tàu của Ấn Độ tới Biển Đông. Đây là khu trục hạm được trang bị công nghệ tàng hình của hải quân quốc gia Nam Á. Ảnh: Wikipedia |
Chiếc tàu cuối cùng trong nhóm 4 tàu của Ấn Độ là INS Kurmak. Cùng với tàu INS Shivalik, tàu INS Kurmak có chuyến thăm cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng, hôm 19/5. Theo TTXVN, đây là lần thứ 5 các tàu hải quân Ấn Độ đến thăm thành phố cảng Hải Phòng. Chuyến thăm lần này của các tàu hải quân Ấn Độ tiếp tục mang đến thông điệp về sự phát triển và mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Ấn Độ với Việt Nam, trong đó có thành phố Hải Phòng, cũng như giữa Hải quân nhân dân hai nước. Ảnh minh họa: Wikipedia |
Đầu tháng 4, khu trục hạm Đô đốc Tributs của Nga cập cảng Sài Gòn ở thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến thăm 6 ngày. Cùng đi với tàu Đô đốc Tributs là tàu chở dầu hạng trung Pechenga và tàu kéo MB-37. Ảnh: Tá Lâm |
Tuần dương hạm Vendemiaire của Pháp hôm 24/3 cùng 90 thủy thủ cập cảng Sài Gòn trong chuyến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 5 tuần dương hạm Vendémiaire đến Việt Nam. Trước đó, vào ngày 25/4/2011, tàu cập cảng Hải Phòng. Ảnh: Đình Nguyễn |
Hôm 23/4, bộ ba tàu hải quân Mỹ tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, Việt Nam trong chuyến thăm nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Dẫn đầu nhóm tàu này là soái hạm USS Blue Ridge (ảnh), tàu chỉ huy của Hạm đội 7, hải quân Mỹ. Hai tàu còn lại là tàu cứu hộ USNS Safeguard và khu trục hạm USS Chafee. Ảnh: Nguyễn Đông |
Nhật Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét