Chị Vũ Thị H. (31 tuổi, ngụ huyện Văn Giang,
Hưng Yên) nhập viện cấp cứu trong tình trạng mặt sưng vù, ban đỏ toàn
thân, mụn mọc dày đặc hai bên má… sau khi uống và bôi thuốc dạng cao của
một thầy lang gần nhà.
Thấy
nóng trong người, chị H. đã đến nhà một thầy lang và được cho thuốc
dạng cao để uống và bôi giải độc. Sau khi sử dụng thuốc, mặt chị H. sưng
vù, mụn mọc dày đặc hai bên má, mắt sưng to khó chịu, ban đỏ toàn thân
đặc biệt là hai chân… Ngày 25/5, gia đình đưa chị H. tới Bệnh viện Bạch
Mai (Hà Nội) cấp cứu.
Mặt chị H. sưng vù
Ban đỏ nổi dày đặt ở chân chị H. sau khi bôi thuốc dạng cao
Theo bác sĩ Bùi Văn
Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội),
bệnh nhân bị mắc hội chứng AGEP do dị ứng thuốc nam trong tình trạng
rất nặng, tiên lượng phải điều trị kéo dài. Trước đó, trung tâm này cũng
đã tiếp nhận một số trường hợp dị ứng thuốc nam khá nặng sau khi “cắt
thuốc” tại nhà thầy lang uống để chữa bệnh khớp, táo bón...
Thuốc dạng cao lỏng và đặc mà chị H. đã sử dụng
PGS. TS Nguyễn Văn
Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, cho biết tình trạng
dị ứng thuốc nam xuất hiện ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đến nay chưa
có loại máy móc nào có thể phân tích hết các thành phần dược chất của
một chén thuốc nam để tìm ra đích danh thủ phạm gây dị ứng.
Tại trung tâm này có
khoảng 20% các ca bệnh dị ứng từ thuốc nam. Dị ứng thuốc nam có nhiều
thể lâm sàng nặng như: đỏ da toàn thân, hồng ban, viêm da dị ứng nhiễm
độc, hội chứng Strvens – Johnso… với những biểu hiện tổn thương da,
ngứa, sốt, mày đay, thậm chí loét trợt các hốc tự nhiên, tổn thương các
cơ quan nội tạng.
TS Đoàn cảnh báo dị ứng
thuốc nam thường rất nặng vì bệnh nhân không chỉ có các biểu hiện ngoài
da mà nhiều trường hợp còn tổn thương gan, thận, suy đa tạng có thể dẫn
đến tử vong.
Theo N.Dung
Người lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét