Đây là bài kinh quan trọng đối với hàng xuất gia, vì lẽ nội dung bài kinh cho thấy chân dung đích thực của người xuất gia, nghĩa là một người luôh luôn có những suy nghĩ, trăn trở và hoài bão làm thế nào để xứng đáng là người xuất gia đúng như lời Đức Phật dạy.
Bài kinh có nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ học thuộc lòng, rất tiện cho người xuất gia thường xuyên suy niệm và vận dụng vào đời sống tu học hàng ngày. Nguyên văn lời Phật dạy:
“Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, người xuất gia phải luôn luôn quán sát. Thế nào là muời?
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ta nay đi đến tình trạng là người không giai cấp”.
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Đời sống của ta tùy thuộc vào người khác”.
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Nay cử chỉ oai nghi của ta cần phải thay đổi”.
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Không biết tự ngã có chỉ trích ta về giới hạnh không?”.
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Không biết các đồng Phạm hạnh có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ trích ta về giới hạnh không?”.
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Mọi vật khả ái, khả ý của ta bị đổi khác, bị biến hoại”.
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ quy hướng của nghiệp; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Thời gia trôi qua bên ta và nay ta đã là người như thế nào?”.
- Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ta có hoan hỷ trong ngôi nhà trống hay không?”.
- 10. Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ta có chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứnhàng hóa đáng bậc Thánh không, để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có hỏi, ta sẽ không có xấu hổ?”.
Muời pháp hay mười tâm niệm trên là kim chỉ nam cho nếp sống tu tập hướng đến thăng tiến đạo đức và giải thoát tâm linh của người xuất gia.
Pháp thứ nhất nói đến lý tưởng “không giai cấp” của người xuất gia. Người xuất gia đã “cát ái từ thân”, xa lìa tộc tánh thế gian cũng như mọi tổ chức đảng phái xã hội, đã trở thành người xuất thế; do đó không còn đứng trong hàng ngũ những người thế tục, không thuộc giai cấp hay đảng phái nào trong xã hội. “Không giai cấp là chủ trương độc đáo của Đức Phật lưu xuất từ sự chứng ngộ thực tại vô ngã của Ngài và vì vậy nó trở thành lý tưởng thực nghiệm đối với mọi thành viên của Tăng già. Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo thực tập tâm bình đẳng và tuyên bố đạo của Ngài siêu việt giai cấp hay giới tính.
“Ví như, này Paharada, phàm có các con sông lớn nào như sông Hằng, sông Yamuna, sông Aciravati, sông Sarabhu, sông Mahi, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Paharada, có bốn giai cấp: Sát-đế-ly, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏ gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố, họ từ bỏ tên và họ của họ từ trước, và họ trở thành những Sa-môn Thích tử”.
Đây là tâm niện cao quý mà người xuất gia cần nuôi dưỡng để hạn chế các vướng lụy trần thế, loại bỏ cảm thức ngả mạn, thực hiện tâm giải thoát, bình đẳng, vô ngã, không phân biệt mình và người khác.
Pháp thứ hai nói về việc sinh sống của người xuất gia. Người xuấtờ khai gia cần thực thi chánh mạng, tránh mưu sinh bằng các nghề nghiệp không thích đáng, tự đặt mình trong mối tương quan với người khác bằng cách chấp nhận nếp sống tri túc khuất thực, nuôi sống thân mạng nhờ niềm tin và lòng hảo tâm của mọi người. Đây là tâm niệm lớn mà Đức Phật khuyên người xuất gia cần vận dụng để xác định mục tiêu tu học của mình, thực tập hạnh kham nhẫn, đức cam khó, đồng thời nuôi dưỡng lòng biết ơn, và thái độ trách nhiệm đối với cuộc đời.
Pháp thứ ba đề cập về cử chỉ oai nghi hay phong cách của người xuất gia. Người xuất gia cần phải thực tập và thể hiện một phong thái từ tốn và đứng đắn trong sinh hoạt hằng ngày, tránh các biể hiện thô tháo và hành tướng không đứng đắn. Đây là tâm niệm giúp cho người xuất gia tập uốn nắn và hoàn thiện tư cách giác ngộ của mình.
Pháp thứ tư nhấn mạnh đến giới hạnh hay hạnh kiểm đạo đức của người xuất gia. Người xuất gia sống và hành xử theo giới luật nhà Phật, do đó cần phải thường xuyên dò xét nếp sống của mình có phù hợp với quy định của giới luật hay không để tự kiểm thảo và nỗ lực điều chỉnh. Tâm niện này có khả năng giúp cho người xuất gia phát huy tâm lý tự thẹn với mình (tàm) trong trường hợp lỡ vi phạm lỗi lầm hay nuôi dưỡnh cảm thức tự xấu hổ với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác nhằm hoàn thiện nếp sống đạo đức.
Pháp thứ năm cũng nhấn mạnh về giới hạnh của người xuất gia. Ngoài việc tự xem xét về hạnh kiểm của bản thân để kịp thời chỉnh sửa, người xuất gia cần nuôi dưỡng tâm lý e ngại các bạ đồng tu sẽ phiền muộn quở trách mình về giới hạnh. Đây là tâm niện giúp cho người xuất gia phát huy tâm lý hổ thẹn với người (quý) hay cảm giác lo sợ người khác sẽ quở trách mình về các hành vi xấu ác nhằm ngăn tránh mọi lỗi lầm trong đời sống tu học.
Pháp thứ sáu lưu nhắc người xuất gia về quy luật vô thường. Người xuất gia cần phải nhận rõ sự thật vô thường biến hoại của mọi thứ yêu thích để khắc phục tâm lý luyến ái và tin tấn tu học. Đây là tâm niệm giúp cho người xuất gia phát triển năng lực tỉnh giác và buông bỏ tâm ái dục.
Pháp thứ bảy nhấn mạnh nghiệp hay hành vi có chủ ý là yếu tố quyết định vận mệnh khổ đau hay hạnh phúc của chúng sinh. Người xuất gia cần phải hiểu rõ giáo lý về nghiệp (kamma) hay ý chí (cetana) để định hướng sự nghiệp tu học của mình. Đạo Phật nói đến ba loại nghiệp gồm thiện, ác,vừa thiện vừa ác và các kết quả tương ứng để giúp cho mọi người định hướnh cuộcc sống hiền thiện của mình theo luật nhân quả, đồng thời nói đến loại nghiệp thứ tư có khả nănhàng hóa giúp cho con người thoát khỏi nhân quả khổ đau, tức là ý chí (cetana) hay sự quyết tâm vượt qua hay đoạn tận toàn bộ các nghiệp thiện ,ác, vừa thiện vừa ác nằm trong vòng nhân quả luân hồi. Đây là tâm niệm giúp cho người xuất gia định hướng nếp sống đạo đức hiền thiện của chính mình, mặt khác thể hiện ý chí và trách nhiệm đối với mục tiêi giải thoát của tự thân.
Pháp thứ tám gợi nhắc người xuất gia về sự tinh cần tinh tấn trong đời sống tu học. Người xuất gia cần nhận rõ mỗi thời khắc không ngừng trôi qua trong cuộc đời của mình để nỗ lực tinh tấn tu tập nhằm đạt cho được sự tiến bộ trên bước đường thực hành đạo lý giải thoát. Tâm niện này có khả năng giúp cho người xuất gia phát huy năng lực tinh cần tinh tấn để từnh bứơc hoàn thành mục tiêu tu học của mình hoặc nói theo lời Phật là “hãy hăng hái tinh cần tu tập để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, chứng đạt những gì chưa chứng đạt”.
Pháp thứ chín lưu ý người xuất gia về trọng tâm của sự tu tập đạo lý giải thoát. Người xuất gia cần pảho nhận rõ mục tiêu sự tu học của mình là để đoạn trừ mọi kiết sử và lậu hoặc, thực nghiệm tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Muốn thực hiện mục tiêu như vậy thì phải thực hành thiền định, phát triển trí tuệ. Vì chỉ có thiền định và trí tuệ mới có khả năng giúp cho người xuất gia đạt được mục tiêu giải thoát giác ngộ. Do vậy tâm niệm thứ chín này nhắc nhở người xuất gia cần phải chuyên tâm tu tập thiền định và tìm thấy hân hoan trong nếp sống hành thiền. “Ngôi nhà trống” (sunnagara) trong văn cảnh bài kinh ngụ ý sự chuyên tâm tu thiền hay hành thiền. Trong các bản kinh Pali, Đức Phật thường khuyên nhắc: “Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là ngôi nhà trống. Hãy tu thiền, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau”. Đây là lời khuyên trọng tâm của Đức Phật giúp cho người xuất gia chú tâm vào mục tiêu giải thoát, dành mọi ưu tiên cho thực nghiệm tâm giải thoát, tuệ giải thoát thông qua môn hành thiền.
Pháp thứ mười nói đến kết quả của việc tu thiền hay mục đích tu học của người xuất gia. Nhờ chuyên tâm tu tập thiền định mà người xuất gia chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh, thành tựu mục tiêu của sự tu tập. Thuật ngữ “các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh” được nêu trong bài kinh ngụ ý sự thực nghiệm hay chứng đắc các tâm thiền sắc giới, vô sắc giới, diệt thọ tưởng định, hướng đến đoạn trừ dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu,, đắc quả giải thoát hay sự chứng nghiệm sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, thànhh tựu túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh, đắc quả vị A-la-hán, chấm dứt khổ đau sinh tử luân hồi. Đây là tâm niệm giúp cho người xuất gia nhận rõ trách nhiệm giải thoát đối với tự thân, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tu học của mình ngay trong đời này.
Theo: Văn hóa Phật giáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét