Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Tháp nghiêng Pisa có nguy cơ đổ sập

Các nhà khoa học cho rằng, tháp nghiêng Pisa rất dễ sập dù 840 năm qua vẫn thách thức thời gian.

Dù độ nghiêng của tòa tháp khá lớn nhưng nó vẫn được xem là một trong những công trình được yêu thích và thu hút rất nhiều khách du lịch tới thành phố Pisa. 
Ngay từ khi được xây dựng vào năm 1173, nó bị nghiêng. Khi đó, những người xây dựng chỉ xây được đến tầng thứ 3 trong tổng số 8 tầng như bản thiết kế vì họ phát hiện ra nền đất gồm khá nhiều cát, bùn và đất sét, không đủ chắc để xây tiếp. Lúc này, tháp nghiêng về phía Nam. Để hạn chế độ nghiêng này, những nhà thiết kế cố xây dựng các cột và mái vòm phía Bắc cao hơn. Sau đó, vì tình hình chính trị bất ổn, họ phải tạm dừng xây dựng tầng thứ 4.
Sau đó, gần 100 năm, tòa tháp vẫn ở tình trạng dở dang. Đất dưới móng tiếp tục sụt dần. Đến năm 1272, công trình này tiếp tục được xây dựng nhưng vẫn nghiêng về phía nam như hiện nay. Các kỹ sư vẫn cố gắng điều chỉnh sự nghiêng này nhưng không đạt được những kết quả như mong đợi. Thật không may, đến năm 1278, công trình một lần nữa bị hoãn lại sau khi mới hoàn thành xong 7 tầng.
Công trình tiếp tục bị lún đến mức báo động. Độ nghiêng rõ ràng nhất là vào thời gian đầu thế kỷ XIV nhưng việc này cũng không thể ngăn cản các nhà chức trách tiếp tục xây dựng. Cuối cùng, công trình này hoàn thành. Họ cố gắng giữ tòa tháp cân bằng bằng cách đặt tháp chuông trên tầng 8 nghiêng nhiều về hướng bắc. 
Tháp nghiêng Pisa tiếp tục lún.
Nhà vật lý học Italy Galile từng làm thí nghiệm về vật rơi trên tháp nghiêng Pisa. Khoảng thời gian mà nhà khoa học này làm thực nghiệm cũng chính là thời gian mà các nhà khoa học cho rằng, tòa tháp nghiêng khoảng 3⁰. Tuy nhiên, từ năm 1911, các theo dõi về độ nghiêng của tháp Pisa mới thực sự được tiến hành. Theo những kết quả này, đỉnh tháp nghiêng thêm 1,2mm mỗi năm.
Vào năm 1935, các kỹ sư bày tỏ sự lo ngại về mực nước dưới móng quá cao sẽ làm suy yếu chân móng cũng như đẩy nhanh tốc độ nghiêng của tháp Pisa. Để hạn chế tình hình này, họ quyết định khoan, tạo một mạng lưới gồm rất nhiều lỗ dưới chân tháp và trát xi măng vào các lỗ này.
Tuy nhiên, việc này chỉ khiến vấn đề càng trở nên tồi tệ. Tòa tháp còn bị nghiêng nhiều hơn trước. Chính quyền và các nhà chức trách cũng cho thành lập các đội kỹ sư bảo tồn công trình, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để ổn định công trình. Thế nhưng, không giải pháp nào đạt hiệu quả và tòa tháp vẫn tiếp tục nghiêng theo thời gian. Đến thời điểm đó, tháp Pisa nghiêng 5,5⁰. Nhiều người bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về sự tồn tại của công trình này khi vào năm 1989, một công trình có cấu trúc tương tự tháp nghiêng Pisa – tháp chuông Pavia nằm ở phía Bắc Italy đột nhiên đổ sập.
Sau khi tháp chuông Pavia sập, nhà chức trách quyết định đóng cửa tháp Pisa để bảo dưỡng. Một năm sau, rất nhiều chuyện gia được mời để tìm biện pháp hữu hiệu ngăn cản quá trình nghiêng của tháp Pisa.
John Burland – nhà khoa học nghiên cứu về đất ở đại học Imperial London nêu ý kiến, nếu giảm lượng đất ở nền phía bắc của tháp thì rất có thể sẽ đưa được tháp trở lại chiều dọc. Để kiểm tra giả thuyết này, nhà khoa học này và các cộng sự thử thiết kế mô hình mô phỏng trên máy vi tính để xem xét có thể thưc hiện được kế hoạch hay không. Sau khi phân tích các dữ liệu, họ nhất trí rằng kế hoạch rất khả thi.
Nhà khoa học John Burland tìm ra giải pháp.
Nhờ có kế hoach này mà đến năm 2011, tòa tháp giảm nghiêng được 44 cm, đủ để các nhà chức trách mở cửa tòa tháp trở lại cho công chúng tham quan. Đến tận tháng 5, năm 2008, máy cảm biến vẫn không đo thêm được bất kỳ chuyển động nào của tháp Pisa.
Về mặt lý thuyết, nỗ lực của John Burland và nhóm của ông có thể ổn định vĩnh viễn cấu trúc của tòa tháp. Thế nhưng, mối đe dọa thực sự tới sự tồn tại của tháp nghiêng chính là từ bệ đỡ của nó, đặc biệt là chất liệu cấu tạo xây dựng những tầng dưới cùng. Nếu bệ đỡ này có bất kỳ tổn hại nào, cả tháp chuông sẽ đổ sập. Thậm chí một trận động đất nhỏ cũng có thể biến Pisa thành tàn tích.
Dù tòa tháp phải đối mặt với  khá nhiều nguy cơ tiềm tàng nhưng các nhà khoa học và nhà bảo tồn đều hy vọng công trình này sẽ tồn tại được ít nhất là 200 năm nữa. Đến lúc đó, có thể nhiều biện pháp khác phải được thực hiện nhưng với công nghệ kỹ thuật đang ngày càng phát triển, hầu hết mọi người đều hy vọng rằng, 800 năm nữa thì tòa tháp vãn tồn tại như bây giờ.
Theo Genk

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét