Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Tam thân Phật




Về phương diện lịch sử, Ðức Phật Thích Ca đã nhập Niết-bàn cách nay 2.556 năm. Tuy nhiên, đó chỉ là Ứng thân tùy duyên hóa độ, Ðức Phật còn có Báo thân phước trí trang nghiêm và Pháp thân thường trụ siêu việt không thời gian, bao trùm khắp pháp giới.
DSCN6682.JPG
Theo tinh thần các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa... thuộc hệ thống kinh điển của Phật giáo Phát triển, thì sự ra đời và hóa độ của Ðức Phật Thích Ca

chỉ là sự thị hiện của Ứng thân Phật. Ra đời dưới cây vô ưu, đến lúc trưởng thành quyết chí xuất gia, trải qua một thời gian tầm sư học đạo và tu khổ hạnh ép xác chốn rừng già, nhập định dưới cội Bồ-đề 49 ngày đêm và giác ngộ thành Phật, mở phương tiện hóa độ chúng sinh suốt 49 năm (hay 45 năm theo Phật giáo Nam truyền), rồi nhập Niết bàn. Ðó là Ứng thân của Phật, ứng theo cơ duyên mà thị hiện ra với những hành trạng nhằm hóa độ chúng sinh, tùy nghi mở phương tiện thuyết pháp đem lại lợi lạc cho muôn loài.
Báo thân Phật là thân kết tinh của trí tuệ và công đức phước báu mà Ðức Phật đã tu tập và thành tựu hạnh nguyện Bồ-tát trong vô số kiếp, từ lúc mới phát tâm tu tập cho đến khi đạt quả vị Thập địa, như Phật A Di Ðà, Phật Dược Sư tướng hảo quang minh nơi quốc độ của các Ngài. Báo thân là thân vô lượng sắc tướng, vô lượng công đức trang nghiêm không giới hạn mà hàng Bồ-tát Tam hiền, Thập địa mới thấy được. Ngoài ra, những khả năng phi thường, những phẩm chất cao đẹp, toàn mỹ của Ứng thân cũng được xem là một phương diện của Báo thân Phật. Suốt 49 năm giáo hóa, Ðức Phật đã sử dụng Báo thân của mình thông qua Ứng thân để dẫn đường cho chúng sinh về bến giác, mở ra muôn ngàn cánh cửa phương tiện hóa độ chúng sinh.
Ngoài Ứng thân và Báo thân ra, Ðức Phật còn một thân thứ ba là Pháp thân, bản thể Chân như của các pháp. Pháp thân bao trùm khắp pháp giới, cả không gian và thời gian. Pháp thân thường trụ, bất sinh bất diệt, là tự tánh chân thật và bình đẳng của tất cả các pháp. Trong cuộc đời Ðức Phật, Ngài thị hiện bằng Ứng thân và Báo thân, trau giồi trí tuệ và tích lũy công đức, tu tập phá trừ vô minh, rồi thành tựu Pháp thân, hay nói đúng hơn là trở về với Pháp thân thanh tịnh, với bản thể Chân như. Không có một sự vật, hiện tượng nào rời bản thể Chân như, và bản thể Chân như luôn luôn biểu hiện qua sự vật hiện tượng, vì thế mà kinh điển gọi Pháp thân hay bản thể Chân như là Tỳ-lô-giá-na, Biến nhất thiết xứ.
Mỗi người chúng ta vì còn vô minh vọng động nên Pháp thân không phát huy diệu dụng. Ví như sóng chỉ là hiện tượng biến động của nước, nhưng bản thể của sóng và nước không hai. Ở Ðức Phật, tất cả việc làm của Ngài đều là diệu dụng của Pháp thân, nó tác động đến chúng sinh và các pháp.
Sau khi Phật nhập Niết-bàn, nghĩa là Ứng thân chấm dứt nhưng Pháp thân của Ngài vẫn thường còn, luôn hiển hiện bên chúng ta, được biểu hiện qua tinh thần từ bi, trí tuệ và bình đẳng, biểu hiện qua đường lối tu tập giác ngộ giải thoát, đời sống đạo đức thánh thiện được các thế hệ tiếp nối và kế thừa.
 
Thiện Tài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét