Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Lời Phật Dạy - Buddha Sayings

LỜI MỘT - FIRST SAYING

Thiện nam tử! Phước đức của ngoại đạo đoạn được tâm tham dục, thù thắng hơn phước đức của chúng sinh trong cõi dục giới; Tu đà hoàn thù thắng hơn ngoại đạo dị kiến; Tư đà hàm thù thắng hơn Tu đà hoàn; A na hàm thù thắng hơn Tư đà hàm; A la hán thù thắng hơn A na hàm; Bích chi phật thù thắng hơn A la hán; người tại gia phát tâm Bồ đề, lại thù thắng hơn Bích chi phật. Người xuất gia phát tâm Bồ đề không khó, người tại gia phát tâm Bồ đề, quả thật không thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì người tại gia bị nhiều ác duyên ràng buộc. Lúc người tại gia phát tâm Bồ đề, thì từ cõi trời Tứ thiên vương, cho đến cõi trời Sắc cứu cánh, tất cả đều kinh ngạc vui mừng, nói như thế nầy: “Hôm nay chúng ta đã có được vị Thầy của trời người!Kinh Tại Gia Bồ Tát Giới, phẩm thứ nhất.


Good son, the blessing and virtues that the heretic gains by severing desires are superior to those gained by all sentient beings in the desire realm. A stream-enterer is superior to all heretics with different views. A once-returner is superior to all stream-enterers. A nonreturner is superior to all once-returners, and an arhat is superior to all nonreturners. A pratyekabuddha is superior to al arhats. A lay person who arouses the aspiration for enlightenment is superior to all pratyekabuddhas. Is is not difficult fo an ordained person to arouse the aspiration for enlightenment, but it is unconceivable for a lay person to arouse the aspiration for enlightenment. And why? Lay people are bound by more unfavorable conditions. When a lay person arouses the aspiration for enlightenment, the Four Heavenly Kings, and also kings in the Akanistha and other heavens, pleasantly and with great suprise exclaim, "Now, we have a teacher of men and gods." The Sutra on Upasaka Precepts, chapter one.

 
LỜI HAI - SECOND SAYING

Thiện nam tử! Bậc xuất gia chỉ có thể tu trọn vẹn năm pháp Ba la mật, không thể tu trọn vẹn Bố thí Ba la mật. Người tại gia thì có thể tu tròn cả sáu pháp. Vì sao? Vì họ trong tất cả thời gian, có thể tu tập bố thí tất cả. Vì thế, người tại gia trước tiên phải tu tâm Đại bi. Nếu đã tu tập tâm Đại bi, người đó sẽ được đầy đủ trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ. Nếu tu tâm Đại bi, vật khó bố thí có thể bố thí, điều khó nhẫn nhịn có thể nhẫn nhịn, những việc khó làm đều có thể làm. Do đây biết rằng, tất cả các pháp lành, đều lấy tâm Đại bi làm gốc.

Thiện nam tử! Nếu có người tu tập tâm Đại bi như vậy, phải biết người ấy có thể phá tan nghiệp ác to như núi Tu di, không bao lâu sẽ chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Người ấy dù tu chút thiện, sẽ được quả lành như núi Tu di. Kinh Tại Gia Bồ Tát Giới, phẩm thứ ba.


Good son, ordained people can perfect only five perfections but cannot perfect the perfection of giving. Lay people can do it. And why? They can practice giving everything all the time. Hence lay people should first cultivate compassion. If they can cultivate compassion, they can perfect morality, endurance, vigor, meditation, and wisdom. Cultivating compassion thoughts, one can give what is difficult to give, endure what is difficult to endure, and do what is difficult to do. Therefore compassion is the basis of all good dharmas.

Good son, if a person can cultivate compassionate thought like this, he can destroy bad karma as large as Mount Sumeru and will soon attain unsurpassed, perfect enlightenment. He will gain rewards as great as Mount Sumeru even from a little good karma. The Sutra on Upasaka Precepts, chapter three.


LỜI BA - THIRD SAYING

Thiện Sinh bạch Phật: “Kính bạch Đức Thế Tôn! Bồ tát sau khi thọ giới Ưu bà tắc, làm thế nào để cúng dường Tam Bảo?”

- Thiện nam tử! Ruộng phước trên thế gian có ba loại: một là ruộng báo ân, hai là ruộng công đức, ba là ruộng bần cùng. Ruộng báo ân, tức là cha mẹ, sư trưởng, hòa thượng; ruộng công đức, tức là tất cả những bậc tu hành, từ bậc chứng noãn pháp, cho đến bậc chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; ruộng bần cùng, tức là tất cả những người bần cùng, khốn khổ. Đức Như Lai Thế Tôn là hai loại ruộng phước: một là ruộng báo ân, hai là ruộng công đức. Pháp cũng như vậy, là hai loại ruộng phước giống trên. Chúng tăng lại là ba loại ruộng phước: một là ruộng báo ân, hai là ruộng công đức, ba là ruộng bần cùng. Do nhân duyên này, mà các Bồ tát sau khi thọ giới Ưu bà tắc, phải nên chí tâm siêng cần cúng dường Tam Bảo. Kinh Tại Gia Bồ Tát Giới, .


Sujata said: "World-honored One, after a Bodhisattva takes the upasaka precepts, how should he make offerings to the Three Treasures?"

- Good son, there are three kinds of fields of blessings in the world: (1) the field of returning kindness, (2) the field of meritorious virtue, and (3) the field of poverty. The field of returning kindness refers to parents, teachers, and monks. The field of meritorious virtue refers to those who attain the state of warmth all the way those who attain unsurpassed, perfect enlightenment. The field of poverty refers to all poverty-stricken people. The Tathagata, the World-honored One, belongs to two fields of blessings, the field of returning kindness and the field of meritorious virtue. The Dharma also belongs to these two fields. The Sangha belongs to the three fields of blessings, the fields of returning kindness, meritorious virtue, and poverty. Because of this, after a person has taken the upasaka precepts, he should sincerely and diligently make offerings to the Three Treasures. The Sutra on Upasaka Precepts, chapter seventeen.


LỜI BỐN - FOURTH SAYING

Thiện nam tử! Bồ Tát còn có tên là "Bố Thí Tất Cả". Người nào thường bố thí với tâm thanh tịnh thì gọi là Bố thí tất cả; tuy ít của cải mà vẫn có thể bố thí thì gọi là Bố thí tất cả; đối với vật mình ưa thích mà có thể phá trừ tâm bỏn sẻn để bố thí thì gọi là Bố thí tất cả; bố thí mà không cầu quả báo thì gọi là Bố thí tất cả; lúc bố thí, không phân biệt là phước điền hay không phước điền thì gọi là Bố thí tất cả; bố thí bình đẳng cho người thân kẻ thù thì gọi là Bố thí tất cả. Kinh Tại Gia Bồ Tát Giới, phẩm mười chín.


Good son, a Bodhisattva means one who can practice universal giving. What it means by universal giving? Good son, a Bodhisattva Mahāsattva seeks wealth according to the Dharma and gives it away, this is called universal giving. He always gives with pure thoughts, this is called universal giving. He might possess little but is willing to give it away, this is called universal giving. He is able to give away what he loves and to break stinginess, this is called universal giving. Giving without seeking rewards is called universal giving. When giving he does not care if the receiver is a field of blessings or not, this is called universal giving. He gives to foes and friends equally, this is called universal giving. The Sutra On Upāsaka Precepts, chapter nineteen.


LỜI NĂM - FIFTH SAYING

Thiện nam tử! Người trí nên quán sát của cải là vô thường, vì là vô thường cho nên trong vô lượng đời, tuy đã từng hư hao mất mát bao nhiêu tài sản, mà vẫn không được lợi ích. Ngược lại, tuy của cải là vô thường, thế nhưng, nếu có thể bố thí, thì sẽ được vô lượng lợi ích. Nếu vậy, tại sao vẫn còn bỏn sẻn, không chịu bố thí? Người trí lại quán sát trên thế gian có những người trì giới,  học rộng, đa văn, do lực lượng của nhân duyên trì giới, đa văn này mà được quả vị A la hán, tuy được quả vị như thế, vẫn không ngăn chận, đoạn trừ được quả báo khổ não của sự đói khát. Nếu như các vị A la hán bị thiếu thốn những phương tiện như phòng nhà, quần áo, thức ăn uống, giường chiếu, thuốc men, đây là đều do nhân duyên đời trước không chịu bố thí. Còn những người phá giới, nếu ưa làm việc bố thí, người đó tuy đọa vào ngạ quỷ, hoặc súc sinh, vẫn thường được ăn uống no đủ, không bị thiếu thốn. Kinh Tại Gia Bồ Tát Giới, phẩm mười chín.


Good son, a wise person should comtemplate the impermanence of wealth. Because of its impermanence, it can be uselessly exhausted in immeasuralbe lifes. Although it is impermanent, it can be given to do immense benefits. So why be stingy and not give? The wise person should further comtemplate that if he keeps precepts and hears much of the Dharma, because of the strength derived from these practices, he can even attain arhatship. However, even this fruition cannot eliminate the suffering from hunger, thirst, and so forth. Some arhats do not even have enough houses, clothes, food, bedding, or medicine, because the did not practice giving in previous lives. If a precept transgressor has happily practiced giving, even if he falls into the life-path of hungry ghost or an animal, he is often well fed and lacks nothing. The Sutra On Upāsaka Precepts, chapter nineteen.

 
LỜI SÁU - SIXTH SAYING

Thiện nam tử! Lòng ham muốn là gốc của tất cả pháp lành. Do lòng ham muốn mà được ba pháp Bồ Đề và quả giải thoát. Do lòng ham muốn mà chúng sinh xuất gia, phá nghiệp ác căn bản và nghiệp gây tạo sinh tử luân hồi; có thể thọ trì giới luật, gần gũi chư Phật, bố thí tất cả của cải cho những người đến xin; kiên quyết phá diệt tất cả quả báo ác, trừ diệt tất cả nghiệp ác lớn, được “quyết định tụ”, xa lìa ba chướng, khéo léo tu tập phương pháp phá diệt phiền não. Bởi do lòng ham muốn, có thể thọ trì Tam quy y. Do đã thọ Tam quy y, có thể thọ ngũ giới. Sau khi thọ giới, tất cả sự kiến đạo, tu đạo, đều hơn hàng Thanh văn. Ngay những người vì sợ sư tử, cọp, sói, ác thú mà quy y Phật, còn được giải thoát, huống chi những người phát tâm lành cầu thoát ly sinh tử mà không được giải thoát? Khi ông Cấp Cô Độc bảo người vợ thọ Tam quy y cho đứa con còn trong thai, thì đứa trẻ đó chưa thành tựu pháp Tam quy y. Vì sao? Vì pháp Tam quy y phải do tự miệng mình nói ra. Tuy chưa thành tựu, nhưng đứa trẻ trong thai cũng được long thiên bảo hộ. Kinh Tại Gia Bồ Tát Giới, phẩm hai mươi.

 

Good son, aspiration is the foundation of all good dharmas. Because of aspiration, one attains perfect enlightenment and the fruit of liberation. Because of aspiration, one renounces home life, breaks fundamental bad karma and the karma leading to cyclic existence, takes precepts, draws near to the Buddhas, gives all to supplicants, definitely eradicates bad retributions, destroys great offenses, attains definite concentration, keeps away from the three obstructions, and skillfully practices the way that destroys afflictions. Because of aspiration, one takes refuge in the Three Treasures, and after taking the Three Refuges one can take precepts. After taking precepts, one practices the stages of perceiving and cultivationg the way and surpasses the sravakas. Even on who takes refuge in the Buddha out of fear of lions, tigers, wolves, or other ferocious beasts can attain liberation; how much more so those who bring forth the aspiration to transcend the world! When Anathapindika taught the Three Refuges to his wife, his unborn son also received the Refuges, but the unborn son did not complete the taking of the Refuges. And why was this? Because one has to take refuge with one's own words. Although it is not complete, one receives protection just the same. The Sutra On Upāsaka Precepts, chapter twenty.


LỜI BẢY - SEVENTH SAYING

Khi Đức Di Lặc ra đời, lúc đó thọ trì Bát quan trai cả trăm năm, không bằng trong đời hiện nay thọ giới trong một ngày đêm. Vì sao? Vì trong đời hiện nay, chúng sinh gồm đủ năm điều ô trược. Bởi thế, ta có dạy Lộc Tử Mẫu rằng: “Này thiện nữ nhân! Nếu cây Sa la có thể thọ giới Bát quan trai, thì nó cũng sẽ được quả vui trời người, nhẫn đến quả vui Vô thượng.”

Thiện nam tử! Giới Bát quan trai này là một việc làm dễ dàng, mà lại có thể được vô lượng công đức. Nếu có việc dễ làm mà không chịu làm, đó gọi là người phóng dật. Kinh Tại Gia Bồ Tát Giới, phẩm hai mươi mốt.


To fast for one hundred years during Maitreya's time is not as good as fasting for one day and night when I am in the world. And why is this? During my time, sentient beings are in the five turbidities. Therefore I said to Mrgaramatr, "Good woman, if the sala tree can take the eight precepts, it can attain mundane and heavenly bliss all the way up to unsurpassed bliss."

Good son, the eight precepts are the ornament that adorns unsurpassed enlightenment. These precepts are easy to keep, and they accrue immeasurable merits. Not to practice what is easy to practice is being lax. The Sutra On Upāsaka Precepts, chapter twenty one.

 
LỜI TÁM - EIGHT SAYING

Thiện nam tử! Nếu như người trí ưa tu nhẫn nhục, người ấy thường được dáng điệu ôn hòa, tính tình vui vẻ, mọi người thấy mặt đều hoan hỷ, chiêm ngưỡng không chán; đối với người chịu giáo hóa, tâm không tham đắm. Người trí thấy kẻ oán thù đến gây sự, nên phát nguyện như sau: “Nguyện cho người oán thù này, trong đời vị lai sẽ thành cha mẹ, anh em, thân thuộc của ta, không còn giận ghét, oán hờn ta nữa. Những người thân hình tàn khuyết, diện mạo xấu xa, các giác quan không đầy đủ, thiếu thốn của cải, nên biết đều từ nhân duyên giận dữ mà bị quả báo, hiện nay sao ta lại không chịu tu nhẫn nhục.” Do nhân duyên này, người trí phải nên siêng tu hạnh nhẫn nhục. Kinh Tại Gia Bồ Tát Giới, phẩm hai mươi lăm .


Good son, the wise person who joyfully practices endurance always looks peaceful and happy and has a good sense of humor. People like him and never become tired of seeing him. He does not become attached to those whom he teaches. When a wise person sees a foe come with ill will, he should make a goodwill wish, "I hope that my foe will become my parent, brother, or relative in future lives and never have ill will toward me." He should further reflect, "It is due to hatred that people become handicapped, ugly, or poor. How can I not practice endurance now?" Therefore the wise deeply cultivate the virtue of endurance. The Sutra On Upāsaka Precepts, chapter twenty five.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét