Vào một buổi trưa, khoảng 11 giờ, thầy P.T. trụ trì
chùa V.P. (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), sau khi dùng cơm ngọ xong, ngồi uống
nước trà thì có tiếng điện thoại reo. Thầy nghe bên kia có tiếng nói:
“Bạch thầy, con là phật tử P.L. ở quận Ninh Kiều, xin nhờ thầy giúp một
việc”.
Thầy trụ trì hỏi: “Con muốn giúp việc gì, cứ nói”. “Phật tử” P.L. nói có vẻ bức xúc:”Bạch thầy, nhạc mẫu con lớn tuổi bệnh nặng vừa mất ở bệnh viện. Hiện gia đình đưa về nhà ở phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, gia đình xin thỉnh thầy đến giúp các nghi thức, bắt đầu từ 15 đến 16 giờ chiều, sau đó là mấy ngày tụng kinh cầu siêu cho bà cụ. Do chùa V.P. là nơi các ngày rằm, lễ vía, bà cụ lúc còn khỏe và gia đình thường đến chùa cúng lễ và rất quý công đức của thầy nên...”
Thầy P.T. từ tốn nói: “Vậy ý phật tử cho biết chừng nào đi được để chùa sắp xếp công việc, chứ lúc rày chuẩn bị vào mùa an cư kiết hạ, đến rằm tháng tư là vào mùa rồi, gia đình phật tử có duyên nên còn kịp”. “Dạ! Chừng một tiếng nửa con đến chùa thỉnh thầy, thay mặt gia đình cảm ơn công đức thầy trước” - phật tử P.L. lễ phép nói. Thầy P.T. cho biết sẽ chờ tại chùa.
Khoảng 12 giờ, một chiếc taxi chạy vào chùa V.P. dừng lại trên sân. Mở cửa xe bước xuống là một thanh niên ăn mặc gọn gàng đi vào phòng tiếp khách, gặp thầy P.T. chắp hai tay xá chào. Thầy P.T. rót trà mời khách, điềm đạm nói: “Thầy tính đi bằng xe gắn máy, phật tử rước bằng taxi chi cho tốn tiền”. “Phật tử” đáp: “Đường cũng xa, thầy lớn tuổi đi honda mệt lắm”. Uống xong tách nước trà, thầy P.T. quàng tay nải đựng kinh kệ, chuông mõ và thúc “phật tử” lên đường, cho kịp giờ “nhập mạch” bà cụ.
Chiếc taxi bon bon trên đường hơn nửa giờ đến đường Mậu Thân vào phường Xuân Khánh thì “phật tử” P.L. bảo bác tài đến chợ Xuân Khánh để mua hoa quả, nhang đèn, trà bánh đem về làm đám. Taxi dừng lại sát lề đường bên hông chợ, “phật tử” P.L. xuống xe và nhờ thầy trụ trì cùng đi vào chợ do thầy biết cần phải mua những món gì cho đúng lễ.
Dưới sự hướng dẫn của thầy P.T., “phật tử” P.L. mua mấy bó hoa tươi, mấy chục ký trái cây đủ loại rồi bánh ngọt, trà, nhang được các quầy lỉnh kỉnh mang ra chất lên taxi. Sau khi đồ đạc được tài xế sắp xếp gọn gàng, thầy P.T. lên xe, còn “phật tử” P.L. nói đi vào trả tiền cho các quầy.
Chừng 15 phút sau, “phật tử” P.L. trở ra lễ phép cho thầy trụ trì biết mua đồ đến 1,8 triệu, do gấp rút quá chỉ mang theo hơn 1 triệu, còn thiếu 800 ngàn đồng kính nhờ thầy cho mượn đỡ trả tiền hoa quả, về đến nhà sẽ hoàn lại. Thầy P.T. thấy tấm lòng của phật tử hết lòng chăm lo hậu sự cho mẹ vợ và nghĩ rằng chỗ quen biết của gia đình nên không ngần ngại lấy ra xấp tiền đếm đủ 800 ngàn đồng đưa cho.
“Phật tử” P.L. quay trở vào chợ thì có tiếng điện thoại di động reo, “phật tử” P.L. nói đâu vài tiếng thì “tắt ngúm”, lộ vẻ bực dọc quay trở lại xe nhờ thầy trụ trì cho mượn điện thoại gọi về nhà và “phật tử” P.L. mở máy vừa đi vào chợ vừa nói chuyện, hòa vào dòng người đi chợ rồi lẩn khuất.
Ở ngoài xe, thầy P.T. ngồi chờ hơn 15 phút. Anh tài xế sốt ruột: “Thầy ơi, sao phật tử thầy đi đâu lâu quá?” Thầy P.T. bừng tỉnh: “Ồ! Sao lâu quá, để thầy xuống xem”. Thầy P.T. đi vào trong chợ hỏi các quầy sạp bán hàng có thấy phật tử mua hàng đến đây trả tiền chưa. Các chủ quầy sạp giật mình cho biết, phật tử đi cùng thầy bảo một lát thầy vào trả tiền.
Thầy P.T. chưng hửng nói: “Phật tử nói trả thiếu tiền nên hỏi mượn thầy 800 ngàn đồng đem vào trả cho đủ”. Các chủ quầy sạp lắc đầu cho biết anh ta chưa trả đồng nào” vậy chắc thầy bị gạt rồi, nhưng đồ đạc còn để ngoài xe hả thầy?” Thế là các chủ quầy nhanh nhảu ra taxi lấy đồ đạc của mình về. Chỉ có thầy trụ trì mất 800 ngàn đồng và chiếc điện thoại di động giá trị hơn một triệu đồng. Anh tài xế taxi thì mất mấy trăm ngàn đồng tiền cước của lộ trình đi về hơn 50 cây số.
Thầy trụ trì hỏi: “Con muốn giúp việc gì, cứ nói”. “Phật tử” P.L. nói có vẻ bức xúc:”Bạch thầy, nhạc mẫu con lớn tuổi bệnh nặng vừa mất ở bệnh viện. Hiện gia đình đưa về nhà ở phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, gia đình xin thỉnh thầy đến giúp các nghi thức, bắt đầu từ 15 đến 16 giờ chiều, sau đó là mấy ngày tụng kinh cầu siêu cho bà cụ. Do chùa V.P. là nơi các ngày rằm, lễ vía, bà cụ lúc còn khỏe và gia đình thường đến chùa cúng lễ và rất quý công đức của thầy nên...”
Thầy P.T. từ tốn nói: “Vậy ý phật tử cho biết chừng nào đi được để chùa sắp xếp công việc, chứ lúc rày chuẩn bị vào mùa an cư kiết hạ, đến rằm tháng tư là vào mùa rồi, gia đình phật tử có duyên nên còn kịp”. “Dạ! Chừng một tiếng nửa con đến chùa thỉnh thầy, thay mặt gia đình cảm ơn công đức thầy trước” - phật tử P.L. lễ phép nói. Thầy P.T. cho biết sẽ chờ tại chùa.
Khoảng 12 giờ, một chiếc taxi chạy vào chùa V.P. dừng lại trên sân. Mở cửa xe bước xuống là một thanh niên ăn mặc gọn gàng đi vào phòng tiếp khách, gặp thầy P.T. chắp hai tay xá chào. Thầy P.T. rót trà mời khách, điềm đạm nói: “Thầy tính đi bằng xe gắn máy, phật tử rước bằng taxi chi cho tốn tiền”. “Phật tử” đáp: “Đường cũng xa, thầy lớn tuổi đi honda mệt lắm”. Uống xong tách nước trà, thầy P.T. quàng tay nải đựng kinh kệ, chuông mõ và thúc “phật tử” lên đường, cho kịp giờ “nhập mạch” bà cụ.
Chiếc taxi bon bon trên đường hơn nửa giờ đến đường Mậu Thân vào phường Xuân Khánh thì “phật tử” P.L. bảo bác tài đến chợ Xuân Khánh để mua hoa quả, nhang đèn, trà bánh đem về làm đám. Taxi dừng lại sát lề đường bên hông chợ, “phật tử” P.L. xuống xe và nhờ thầy trụ trì cùng đi vào chợ do thầy biết cần phải mua những món gì cho đúng lễ.
Dưới sự hướng dẫn của thầy P.T., “phật tử” P.L. mua mấy bó hoa tươi, mấy chục ký trái cây đủ loại rồi bánh ngọt, trà, nhang được các quầy lỉnh kỉnh mang ra chất lên taxi. Sau khi đồ đạc được tài xế sắp xếp gọn gàng, thầy P.T. lên xe, còn “phật tử” P.L. nói đi vào trả tiền cho các quầy.
Chừng 15 phút sau, “phật tử” P.L. trở ra lễ phép cho thầy trụ trì biết mua đồ đến 1,8 triệu, do gấp rút quá chỉ mang theo hơn 1 triệu, còn thiếu 800 ngàn đồng kính nhờ thầy cho mượn đỡ trả tiền hoa quả, về đến nhà sẽ hoàn lại. Thầy P.T. thấy tấm lòng của phật tử hết lòng chăm lo hậu sự cho mẹ vợ và nghĩ rằng chỗ quen biết của gia đình nên không ngần ngại lấy ra xấp tiền đếm đủ 800 ngàn đồng đưa cho.
“Phật tử” P.L. quay trở vào chợ thì có tiếng điện thoại di động reo, “phật tử” P.L. nói đâu vài tiếng thì “tắt ngúm”, lộ vẻ bực dọc quay trở lại xe nhờ thầy trụ trì cho mượn điện thoại gọi về nhà và “phật tử” P.L. mở máy vừa đi vào chợ vừa nói chuyện, hòa vào dòng người đi chợ rồi lẩn khuất.
Ở ngoài xe, thầy P.T. ngồi chờ hơn 15 phút. Anh tài xế sốt ruột: “Thầy ơi, sao phật tử thầy đi đâu lâu quá?” Thầy P.T. bừng tỉnh: “Ồ! Sao lâu quá, để thầy xuống xem”. Thầy P.T. đi vào trong chợ hỏi các quầy sạp bán hàng có thấy phật tử mua hàng đến đây trả tiền chưa. Các chủ quầy sạp giật mình cho biết, phật tử đi cùng thầy bảo một lát thầy vào trả tiền.
Thầy P.T. chưng hửng nói: “Phật tử nói trả thiếu tiền nên hỏi mượn thầy 800 ngàn đồng đem vào trả cho đủ”. Các chủ quầy sạp lắc đầu cho biết anh ta chưa trả đồng nào” vậy chắc thầy bị gạt rồi, nhưng đồ đạc còn để ngoài xe hả thầy?” Thế là các chủ quầy nhanh nhảu ra taxi lấy đồ đạc của mình về. Chỉ có thầy trụ trì mất 800 ngàn đồng và chiếc điện thoại di động giá trị hơn một triệu đồng. Anh tài xế taxi thì mất mấy trăm ngàn đồng tiền cước của lộ trình đi về hơn 50 cây số.
Theo: Vĩnh Long Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét