Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Hoàng Tuấn Cư cho biết, ngày xưa không hề có chuyện rải tiền thật trong đám tang. Mãi về sau này, phú quý sinh lễ nghĩa, một số người nhiều tiền mới làm ra việc này rồi có người học theo và lầm tưởng đó là phong tục tập quán.
“Khi xưa người ta chỉ sử dụng tiền thật là tiền xu
để tùy táng, đặt lên mắt hoặc cho vào miệng người đã mất. Còn đi trên
đường thì người ta chỉ sử dụng vàng mã với ý nghĩa tâm linh là trả tiền
cho ma quỷ cản đường và thể hiện lòng tốt của con cháu đối với người đã
ra đi”.
Nhiều người dừng xe nhặt tiền lẻ rải đường gây mất an toàn giao thông. Ảnh Internet. |
Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Hoàng Tuấn Cư cho
biết thêm, hiện nay nhiều người đang lợi dụng chuyện này để kiếm lời gây
mất trật tự công cộng. “Có những người vô gia cư sống dưới các gầm cầu
đã lợi dụng chuyện xe tang qua cầu sẽ rải tiền thật để chia chác. Thậm
chí do nhiều người quá, họ còn phân chia cả địa phận, rơi vào chỗ của
người nào thì người ấy nhặt”.
Ông cũng cho rằng nhiều người ở thành phố hiện nay
cần lên miền núi để học tập cách tổ chức đám tang cho có văn hóa. “Ở các
vùng núi phía Bắc hiện nay như Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn,… đồng bào
rất quý trọng đồng tiền”.
“Một đám tang văn minh bây giờ chỉ nên cúng tại nhà
và tại mộ. Việc rải tiền, dù tiền thật hay tiền âm phủ, đều không phải
là hành vi văn minh, văn hóa”.
Đối với sự việc rải tiền thật khi đưa tang vừa diễn
ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Hoàng Tuấn Cư nhận định rằng đó một phần
do các cơ quan quản lý chưa quan tâm đến vấn đề này. “Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch phát động nếp sống mới nhưng chủ yếu là đối với đám
cưới, còn đám ma thì không đả động gì mấy”, ông Cư nhấn mạnh.
Điểm e Điều 10 Thông tư 04 ngày 21/1/2011 của Bộ VH-TT&DL quy định: Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt 1-3 triệu đồng theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 75 ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. |
Vũ Chương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét