Cứ cách vài
quăng dao, lại thấy các dãy mộ đá (xã Trung Thành, Quan Hóa, Thanh Hóa)
được sắp xếp trật tự không biết từ bao giờ. Lựa chọn mảnh đất này làm
nơi sinh sống, hẳn người xưa phải có lý do. Sự bí ẩn đó đã tồn tại mấy
trăm năm nay nhưng chưa được lý giải.
Theo lời kể, khoảng thế kỷ 17, những người Thái đầu tiên đặt chân lên xã Trung Thành, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) để lập bản.
Hổ cũng không dám xâm phạm
Hổ cũng không dám xâm phạm
Trước đây, xã vùng cao Trung Thành chỉ là
chòm dân cư tập trung sinh sống gần cuối dòng suối Quýt đổ ra sông Mã
(bản Chiềng, xã Trung Thành ngày nay). Khi dân cư đông đúc hơn, các bản,
chòm mở rộng theo dọc sông Mã và các dòng suối. Sau đó, Trung Thành
được chia tách thành ba xã Trung Thành, Trung Sơn và Thành Sơn - những
nơi xa nhất của huyện vùng cao Quan Hóa ngày nay. Để đến được những xã
này, phải đi qua xã Vạn Mai, thị trấn Co Lương, tỉnh Hòa Bình.
Với chiếc mũ vải đen, vành tròn cụp vào
trong, chiếc túi vải nâu đeo chéo người, đôi mắt sắc, nhanh, nước da
căng từng lớp, cụ Phạm Bá Ngoằng (70 tuổi), ở bản Phai, xã Trung Thành
tay ôm tay nắm chúng tôi mà mừng khi chúng tôi vượt hơn 100 km đường
rừng tìm thăm cụ.
Được coi là một trong những già làng
nhiều tuổi của vùng, nhâm nhi chén rượu sắn mời khách do chính con gái
mình cất được, cụ Ngoằng kể: “Vùng đất nhìn ngang thấy núi, nhìn xuống
thấy sông này có nhiều điều mà dân bản chưa lý giải được.
Một số ngôi mộ đá tại bản Phai, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa không còn nguyên hiện trạng. |
Từ hòn đá Han dưới dòng suối Quýt ở bản
Chiềng; hòn đá bốn chân (ma ngao) đều được dân bản gìn giữ... Thời điểm
bị giặc ngoại xâm chiếm đóng, nghe nói vùng đất rất phát, ai đến định cư
cũng ấm no nên phương Bắc rất để ý. Giặc đã tìm cách đào đứt ngọn núi
có dáng rồng cuộn thành ba mạch nhằm phá sự ổn định và niềm tin của dân
trong vùng”.
Trong đêm ở rừng bản Phai, cụ Ngoằng kể,
gia đình cụ đã bị hổ ăn thịt, làm chết 3 người. Ngày trước nơi này thú
dữ luôn rình rập khắp gầm nhà sàn. Gặp người là hổ vồ ăn thịt. Một buổi
sáng, người con gái có vẻ đẹp mặn mà đang ngồi dưới chân nhà sàn chải
tóc, bỗng từ đâu con hổ dữ nhảy đến vồ lấy rồi tha người con gái ấy chạy
vào rừng sâu. Cả bản kéo nhau chạy theo vết chân hổ, nhưng chỉ tìm được
một phần thi thể người xấu số. Người con gái ấy chính là bà cô ruột của
cụ Ngoằng.
Ông Phạm Bá Ngọc - Trưởng bản Phai kể:
“Trước kia hổ cứ gặp người là ăn thịt. Phụ nữ thường phải dậy sớm xuống
sàn lo cơm nước nên thường bị hổ ăn thịt là vậy. Cả vùng, có tới hàng
chục người đã bị hổ ăn thịt. Kỳ lạ là, hàng trăm khu mộ đá lớp lớp ở
đây, nhưng không có ngôi mộ nào bị đào bới bởi thú rừng. Nhưng nếu là
dân bản chết, hổ thường bới đào. Huyền bí về những ngôi mộ đá càng trở
nên bí ẩn. Ở một vài khu mộ đá cổ ngày nay, đồng bào địa phương chôn cất
người chết xen kẽ với mộ đá cổ”.
Chén nước lá rừng màu đỏ, vị chát làm dịu
cơn nóng của chúng tôi giữa mùa hè ở xứ núi ven sông. Vùng đất từng có
muông thú khắp nơi, giờ hoang vắng chẳng một tiếng chim đêm… Thú rừng
mất dần khi con người xuất hiện. Những ngôi mộ đá cổ ở Trung Thành chưa
từng được lý giải cũng đang mất dần cả hiện trạng và thông tin theo thời
gian.
Bí ẩn mộ đá
Những ngôi mộ đá nằm rải rác trên nhiều
vạt đồi của xã Trung Thành. Một người đàn ông chừng ngoài 50 tuổi nghe
chúng tôi hỏi đường, nhìn lom lom: “Đi vào đó làm gì? Người lạ không vào
được”. Vì xem đây là vùng đất thiêng, nên chẳng người dân nào trả lời
với khách lạ là có khu mộ đá cổ.
Ở bản Phai hiện còn hai khu mộ đá, một
dãy nằm trong vườn nhà anh Hà Minh Tâm, một dãy nằm ở ven sông Mã, phía
cuối bản Phai thuộc khu vực suối Tàu.
Xung quanh mộ là những viên đá nhỏ, phần
đầu mộ là tảng đá lớn, phần chân mộ là tảng đá nhỏ hơn. Theo một số
người dân địa phương, đó là một trong những đặc trưng của phong tục chôn
cất người Thái.
Một đoạn sông Mã qua xã Trung Thành. |
Cụ Ngoằng nói: “Ban đầu, chúng tôi thấy
lạ với những khu mộ đá cổ. Lạ ở chỗ, vùng này không thể có những tảng đá
lớn, đá xanh, bằng phẳng để đặt ở phía đầu và cuối mộ được. Tôi nghi
ngờ những tảng đá được di chuyển bằng bè mảng trên sông Mã từ vùng khác
chuyển tới”.
Có những tảng đá cao, rộng tới hơn 2m.
Đặc biệt, chúng được sắp xếp trật tự mộ nhỏ, mộ lớn. Tuy nhiên, trong số
những dạng mộ đá như thế ở bản Phai, chỉ có một ngôi mộ đá trong khu
vườn nhà anh Hà Minh Tâm là có chữ Hán.
Vùng đất từng có muông thú khắp nơi, giờ hoang vắng chẳng một tiếng chim đêm… Thú rừng mất dần khi con người xuất hiện.
Những ngôi mộ đá cổ ở Trung Thành chưa
từng được lý giải cũng đang mất dần cả hiện trạng và thông tin theo thời
gian, bởi nhiều công trình mọc lên.
Chúng tôi theo chân cụ Ngoằng vào khu
vườn rừng của anh Tâm. Nói là khu vườn, nhưng nó nằm trên cả một vạt đồi
hữu ngạn sông Mã. Khu vườn chỉ có vài loại rau cỏ và những gốc luồng
lâu năm, vẫn để những khoảng trống tự nhiên. Trong một diện tích chỉ hơn
chục mét vuông, một khoảnh nhỏ của khu vườn là những tấm bia đá nằm san
sát, trật tự.
Một số người đã đập những tảng đá lớn ở
mộ để làm kè nhà, bậc thềm... Cụ Ngoằng chỉ cho chúng tôi phiến đá ở một
ngôi mộ mà ông từng nhìn thấy có chữ Hán viết bằng dấu đỏ. Nhưng phiến
đá đã bị đập đi hơn một nửa, ngay phía dưới phiến đá bị đập có một tảng
đá úp xuống đất. Cụ Ngoằng nói: Phần mộ này đã bị người khác đào dở rồi
úp lại.
Chưa từng tận tay đào một ngôi mộ đá nào
lên, nhưng cụ Ngoằng biết được đã có nhiều ngôi mộ đá bị những đối tượng
vùng ngoài đào lên vì nghĩ trong đó có của nả người xưa để lại. Họ nói
với cụ là trong mộ chẳng tìm thấy gì, ngoài những lớp than củi quanh mộ.
Gần đây, khu vực mộ đá ở suối Tàu, bản
Phai có người dùng thiết bị dò lên khu mộ đá, họ phát hiện dưới một vài
mộ có kim loại. Thế nhưng, cũng chưa ai nhìn thấy những vật dụng đó. Mà
khu vực suối Tàu lại cách xa khu dân cư, việc người lạ đến đào rồi mang
đi qua sông Mã khó mà kiểm soát được.
TS Phạm Văn Tuấn - Trưởng ban Quản lý di
tích và danh thắng Thanh Hóa chia sẻ: Qua thông tin báo chí, chúng tôi
từng nghe đến một ngôi mộ đá có chữ Hán ở bản Co Me, xã Trung Sơn, ngành
chức năng vừa có văn bản yêu cầu kiểm tra thực trạng về ngôi mộ này để
bảo tồn.
"Lần đầu tiên chúng tôi nghe nói và được
xem những hình ảnh do phóng viên cung cấp về khu mộ đá ở Trung Thành.
Trong thời gian ngắn tới, chúng tôi sẽ mời một số nhà nghiên cứu về mộ
cổ ở Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng lực lượng chức năng địa phương về
vùng đất này kiểm tra để có đánh giá khoa học về khu mộ đá cổ ở Quan
Hóa" - ông Tuấn nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét