muốn mua lại một trại chăn nuôi bò ngay trên vùng đất truyền thống của người Wik với tài trợ của Liên bang Úc.
Thủ hiến bấy giờ của Bang Queensland là Joh Bjelke-Petersen, nổi tiếng là bảo thủ và đầy thành kiến đối với người thổ dân, tìm cách ngăn cản vụ mua đất này.
Vụ tranh cải này đã leo thang từ kiện tụng ở cấp địa phương cho đến khi lên tới Tòa án Tối cao Liên bang.
Ông Koowarta kiện rằng chính phủ Bang Queensland có hành động phân biệt đối xử vì lý do chủng tộc và vì vậy vi phạm Đạo luật Cấm Đối xử Phân biệt của Liên bang.
Bán đảo Cape York ở cực bắc của Australia là nơi sinh sống chủ yếu của các bộ lạc thổ dân.
Chính quyền Bjelke-Petersen thì lại kiện Chính phủ Liên bang vì cho rằng họ không có quyền cho thông qua đạo luật cấm phân biệt chủng tộc.
Đây là một vụ kiện lý thú vì nhiều khía cạnh. Một bên là chính phủ tiểu bang muốn giới hạn quyền lực của chính phủ liên bang; một bên là chính phủ liên bang muốn áp dụng quyền lực mà họ cho là hợp hiến để ép tiểu bang tuân thủ Đạo luật Cấm Đối xử Phân biệt. Đứng giữa là ông John Koowarta muốn dùng vụ kiện để thử thách cả hai bên để buộc họ phải công nhận quyền sở hữu đất đai truyền thống của người thổ dân.
Trong số 7 thẩm phán Tòa án Tối cao, 4 người cho rằng vì việc cấm đối xử phân biệt là quan tâm của cả thế giới – tức là thuộc phạm trù quyền đối ngoại của chính phủ liên bang, Canberra có quyền áp dụng Đạo luật Cấm Đối xử Phân biệt trên toàn quốc.
Ông John Koowarta thắng kiện nhờ phán quyết như mành treo chuông vừa nói, nhưng chính quyền bang Queensland bấy giờ trong tay Thủ hiến Bjelke-Petersen đã ‘chơi bẩn’ để không cho người Wik sở hữu lại đất đai của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét