Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

ĐỜI NGƯỜI VÔ THƯỜNG

 Có một vị đạo nhân tên Trường Thọ, gia tài vô lượng, lại là người nhân từ, thường bố thí cho người nghèo khổ thiếu thốn. Đạo nhân có một người bạn thân, đến thăm thấy bản thân ông tiết kiệm từng đồng, không dám xài phí, cực khổ lắm mới làm ra tiền của, có được gia sản như hôm nay thật không dễ. Vậy mà đạo nhân đem
cúng dường Tam-bảo, cứu giúp người nghèo không hề tiếc nuối. Khi ấy, người bạn mới nói với ông:” Anh đem gia tài làm các việc phước đức, cúng dường Tam-bảo, bố thí người nghèo, công đức anh lớn lao khó ai bì kịp”.
 Đạo nhân đáp:” Không nhiều! không lớn đâu! Theo lời Đức Phật dạy, thì tôi chưa chứa nhiều công đức đâu!”.
 Phật dạy: Chúng sinh tử vô thuỷ kiếp đến nay, trôi năn trong sáu nẻo, không có ngằn mé”. Những việc bố thí của tôi nếu đem so sánh, bình quân mỗi ngày không đáng là bao, như thế so với năm tháng bị luân hồi đâu thể tính nhiều được?”
 Đức Phật dạy:” Giả như có người đem của cải bố thí khắp thiên hạ, công đức không bằng người nghe được một câu kinh của Phật”. Do kính tin lòng từ bi dạy bảo của Phật, tôi đem của cải bố thí rộng khắp, cứu giúp người khốn khổ. Bởi vì nếu người chỉ lo tích chứa tài sản, không những không được giải thoát, mà còn có thể nhân của cải mà gây tai hoạ cho thân mình. Tuy nhiên nếu người biết sử dụng của cải đúng pháp, bằng cách đem cúng dường bố thí thì công đức rất lớn không thể nghĩ bàn”.
 Đạo nhân nói tiếp:” Anh có nghe nói trong núi sâu có một loại chim Yết, lông đuôi của nó rất đẹp, nên nó đặc biệt thương tiếc bộ lông. Không may bị cỏ dại hoặc các thứ dơ tạp bay đến dính trên lông, nó không hề dám cử động vì sợ tổn thương đến bộ lông đẹp đẽ. Kết quả, vì không dám cử động, nên nó thường đậu trên đất hoặc chỗ thấp, thế nên hay bị thợ săn đánh bắt, chẳng những không giữ được bộ lông đẹp kia mà ngay đến tánh mạng cũng không thể giữ gìn.
 Vì thương tiếc bộ lông nên bị hoạ hại thân. Con người thương tiếc tài vật cùng với loài chim Yết kia đâu có khác gì? Con trâu mao cũng vậy, chỉ vì mến tiếc cái đuôi xinh đẹp của nó, mà bị người sát hại. Trên đời này thật không ít người si mê, chỉ biết liều mạng để kiếm tiền của, lòng tham không chán, chẳng biết tai hoạ ngày một gần, còn không chịu tỉnh giác, một khi vô thường đến” tất cả đều không thể mang theo, chỉ có nghiệp theo mình mà thôi”.
 Khi ấy, đạo nhân đem tất cả tài vật bố thí cho mọi người hưởng dụng. Ông nghĩ:” Nếu cuộc đời vô thường như thế, chi bằng hiện tại rộng tạo phước điền, để thoát khỏi tai hoạ về sau”.
 Đạo nhân lại nói:” Có một số bằng hữu thân thích trách tôi tại sao đem của cải ra bố thí hết, không giữ lại một ít để dành cho con cháu. Thật ra, con cháu tự có cái phước của con cháu, đâu cần chúng ta phải bận tâm. Tôi đưa ra một thí dụ:” Hãy nhìn loài ong mỗi ngày phải bay đi hút mật hoa. thật cực khổ mới kết thành mật đường cho ong con làm thức ăn. Cuối cùng lại bị người đến dùng khói lửa đốt cháy, lấy hết mật ong ra khỏi tổ. Không những bị lấy hết mật , mà có thể liên tiếp bị con người sát hại. Tai hoạ của con ong từ mật mà ra, cũng như con người bị hoạn nạn là do của cải, có gì khác đâu?”.
 Tôi sở dĩ đem của cải ra bố thí, xa lìa sắc dục, chính vì muốn tránh tất cả những tai nạn đưa đến. Người đời đêm ngày lo toan, lao tâm nhọc sức, tẩt cả chì vì tiền của. Nếu sớm biết được cuộc đời là vô thường, một khi tắt thở sang đời khác, những tài sản đã có, không thể đem theo dùng được. Nếu người đắm mê mong cầu tiền bạc, bất chấp mọi thủ đoạn để được tài vật bất chính là tạo tội, không thể nào trốn tránh được đâu. Người này sau khi chết, không những bị đoạ trong đường ác chịu khổ, đời sau sinh ra cũng phải đền nợ trước, phải trả đủ tài vật đã thiếu của người, theo ngày tháng mà tính thêm lợi tức. Nghiệp đã tạo ngày càng lâu, thì tội báo phải chịu càng nhiều”.
 Đạo nhân trân trọng nói tiếp:” Người sống ở đời, giống như ngồi thuyền đi trên sông, Thuyền trở đồ nặng, rất dễ bị chìm, thật là nguy hiểm, phải khéo dùng sào tre chống phụ giúp qua sông. Thuyền trở đồ nặng, rất dễ bị chìm, thật là nguy hiểm, phải khéo dùng sào tre chống phụ giúp qua sông”. ( Sào che: Pháp lành của Phật dạy thoát khỏi sông mê, biển khổ).
 Đạo nhân Trường Tọ nói với mọi người:” Thân người giống như chiếc thuyền, mạng người vô thường nguy hiểm, sáng còn chiều mất, nên sớm học Phật pháp, đem thân cúng dường Tam-bảo, bố thí, giúp đỡ mọi người, tạo nhiều phúc đức, thì mỗi ngày sống của người mới thật đáng quí”.
 Tham lam quả báo khổ nghèo cùng
 Cúng dường bố thí phước càng tăng
 Thiện ác theo nhau như hình bóng
 Nẻo xuống nẻo lên tự tâm thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét