Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Trẻ em Úc thường có ý thức tự lập từ khi còn rất nhỏ, vậy nên khi bắt đầu bước vào lứa tuổi thiếu niên, từ 11-17 tuổi thì nhiều em đã nghĩ đến chuyện đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập mua đồ chơi, sách vở...
Công việc phổ biến nhất của các bé gái là trông trẻ, dọn nhà, dọn vườn, rửa xe, rửa chén bát, bán hàng.
My, một cô bé gốc Việt 14 tuổi sống ở thành phố Melbourne, cho biết: “Cháu làm việc trong một trung tâm chơi bowling ở gần nhà. Trung tâm này có dành 1 phòng cho các cha mẹ gửi con để họ chơi. Cháu được trung tâm trả tiền để làm việc này vì như vậy thì họ có thể thu hút được thêm nhiều cha mẹ tới chơi hơn vì đã có người trông con giúp họ. Thỉnh thoảng có những cha mẹ còn cho cháu cả tiền ‘tip’ nữa”.
Trong khi đó, việc làm phổ biến của các bé trai là phát báo, xếp hàng lên kệ, dọn thùng các-tông trong các cửa hàng hoa quả, cắt cỏ, sửa hàng rào, sơn hàng rào, dọn dẹp vườn thuê, bồi bàn, giúp đỡ trong các buổi tiệc...
“Cháu cắt cỏ cho gia đình hàng xóm từ khi lên 10 tuổi và kiếm được hơn 400 đô-la trong thời gian nghỉ hè. Khi cháu 12 tuổi, cháu xin làm công việc trọng tài bóng đá cho các em nhỏ hơn, sau đó khi 15 tuổi cháu bắt đầu làm việc trong siêu thị Coles”, Liam cho biết.
Một số cậu bé yêu mến thú vật thì lại làm việc trong các trang trại chăn nuôi như trang trại ngựa và làm việc chải lông cho ngựa.
Liam cho biết thêm:
“Ngoài ra, bạn có thể làm công việc “tự hái lượm” ở các trang trại hoa
quả và sẽ được trả tiền xứng đáng. Ví dụ vào mùa thu, bạn có thể đến các
vườn táo và đề nghị được nhặt những quả táo rơi dưới đất. Cháu đã làm
công việc này và được trả 50 xu cho một giỏ táo. Số tiền này nghe có vẻ
ít ỏi nhưng thực ra bạn sẽ nhanh chóng nhặt đầy giỏ mà vẫn còn thời gian
để làm việc khác”
“Bạn cũng có thể đi đào giun để bán cho những người câu cá hoặc hỏi những người hàng xóm bận rộn xem họ có cần thuê người dắt chó, mèo đi dạo hay không”.
Một số cậu bé, cô bé năng động còn tìm cách đề nghị giúp chủ nhà thu dọn ga-ra, nhà kho.... và sẽ được trả tiền. Trong lúc dọn dẹp thì các em có thể tìm được một số món đồ cũ vẫn còn dùng được nhưng chủ nhà muốn bỏ đi. Các em có thể đem chúng về nhà và đem bán lại để lấy tiền.
Phụ huynh Việt thay đổi quan niệm
Từ trước đến nay, phụ huynh Việt Nam thường có quan niệm bao bọc con cái. Thế nhưng sau một thời gian sống tại Úc và chứng kiến tính tự lập của trẻ em Úc thì rất nhiều người đã thay đổi quan niệm về cách giáo dục con của mình.
Hiếu, 13 tuổi, hiện sống ở khu ngoại ô phía Tây thành phố Melbourne. Hàng ngày sau giờ học, cậu lại chăm chỉ đẩy chiếc xe nhỏ chở đầy báo và tờ rơi đi phân phát cho từng nhà. Cậu cho biết cậu tìm được công việc này qua mục quảng cáo trên các tờ báo miễn phí ở khu vực mình sinh sống và nhờ mẹ đăng kí nhận việc. Hằng tuần, cậu thường nhận báo vào thứ Tư sau giờ học và có trách nhiệm phát từ 700-1500 tờ/ngày xung quanh khu vực được chỉ định. Nếu may mắn được phát ở những khu vực có nhiều chung cư với các hộp thư để san sát nhau thì cậu có thể nhanh chóng phát hết, còn nếu không thì sẽ phải mất thời gian hơn để đưa tới từng hộp thư của từng nhà.
Hiếu cho biết cậu rất yêu thích công việc này vì cậu có thể tranh thủ làm thêm sau giờ học hoặc trong các kì nghỉ để kiếm tiền “bỏ heo” để tự mua những món đồ mình thích mà không cần xin bố mẹ.
Anh Hùng, cha của Hiếu, cho biết ban đầu vợ chồng anh đều phản đối không cho con đi làm thêm (lý do của cậu bé là để kiếm tiền mua đĩa điện tử Wii) vì anh chị cho rằng ở lứa tuổi 13 thì trẻ chỉ cần lo ăn, lo học. Thế nhưng sau khi nghĩ lại anh chị đồng ý vì đó cũng là một cách tập cho cậu bé biết yêu lao động, quý trọng đồng tiền mình làm ra, rèn luyện tính kiên nhẫn và tăng cường sức khỏe.
Còn cô bé gốc Việt Jennifer Le năm nay 16 tuổi lại làm việc cho cửa hàng bán đồ ăn nhanh Mc Donald. Cô bé bắt đầu làm việc ở đây từ năm 15 tuổi và đươc trả khoảng hơn 7 đô-la/tiếng trong 14 tuần đầu làm việc. Khi được 16 tuổi, Jennifer đã được tăng lương thêm 1 đô-la/tiếng và nếu làm vào những ngày lễ thì sẽ được lương gấp đôi. Ngoài ra, Jennifer cũng được chủ trả đầy đủ các chế độ khác như ngày nghỉ lễ, bảo hiểm xã hội.
Jenifer cho biết: “Chủ cửa hàng thường thích tuyển những người từ 16 tuổi trở lên để ít xảy ra các sự cố và tai nạn trong bếp. Mặc dù chỉ nhận được mức lương tối thiểu nhưng em vẫn yêu thích công việc này vì nó giúp em tự tin hơn trong giao tiếp”.
Jennifer cho biết thêm khi mới 13 tuổi thì cô đã nhận trông trẻ giúp một cặp vợ chồng hàng xóm mỗi khi họ có nhu cầu đi ra ngoài ăn tối với nhau hay gặp gỡ bạn bè: “Đó là một công việc rất tốt. Em được họ trả 12 đô-la/giờ, cao hơn những công việc khác”.
Mẹ của Jennifer cho biết để có được công việc đó thì gia đình chị phải gửi Jennifer đi học tại một lớp huấn luyện nghề giữ trẻ miễn phí do Hội Chữ thập Đỏ Úc tài trợ. Khóa huấn luyện này dành cho những trẻ trên 11 tuổi để giúp trẻ có được chứng chỉ hành nghề hợp pháp, đồng thời giúp các gia đình thuê trẻ yên tâm hơn khi giao gửi con mình. Hơn nữa, mỗi khi Jennifer đi làm việc thì đều có sự giúp đỡ của cha mẹ, họ thay nhau gọi điện hỏi em xem có gặp gì khó khăn hay không để giúp em nhanh chóng xử lý tình huống. Vì đi làm thêm từ nhỏ nên đến bây giờ Jennifer thạo mọi công việc nhà, nhất là nấu nướng và giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, vườn tược.
Được luật pháp bảo vệ
Mỗi tiểu bang của Úc có quy định khác nhau về độ tuổi và các công việc trẻ có thể làm.
Theo tổ chức giúp đỡ thanh thiếu niên của chính phủ Úc (Youth Centre) ở thành phố Melbourne của tiểu bang Victoria, thiếu niên 15 tuổi ở bang này đã được phép đi làm, tuy nhiên, chủ lao động phải có giấy phép thuê lao động trẻ em (Child employment permit (CEP) từ chính quyền tiểu bang để các em được đảm bảo về cơ sở vật chất và môi trường làm việc an toàn và phù hợp lứa tuổi. Ví dụ, sẽ không hợp pháp nếu thuê trẻ làm những công việc nặng nhọc và chủ lao động phải có các biện pháp bảo đảm an toàn và sức khỏe cho trẻ.
Còn với trẻ dưới 15 tuổi, luật pháp có quy định rất chặt chẽ về những ngành nghề mà trẻ được phép làm. Trẻ sẽ không được phép làm phục vụ trong các quầy rượu, vận hành máy móc nặng, làm những công việc nặng nhọc, các công việc tiếp thị bán hàng tận nhà, làm việc trên tàu thuyền ở ngoài biển, trong các công trường xây dựng...
Một số công việc yêu cầu trẻ phải đủ 11 tuổi mới được làm như: phát báo, tờ rơi quảng cáo, giao hàng cho các hiệu thuốc...
Luật pháp Úc cũng quy định rất chặt chẽ về số giờ làm việc của trẻ cũng như nghiêm cấm một số công việc có thể khiến ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ.
Trừ trường hợp phụ giúp các công việc kinh doanh của gia đình, còn lại thì trong học kì, trẻ chỉ được phép làm tối đa 3 giờ/ngày và 12 giờ/tuần. Trong những kì nghỉ thì có thể được phép làm tối đa 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần. Trẻ chỉ có thể làm trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối và cứ 3 giờ làm việc thì phải được nghỉ 30 phút. Tuy nhiên, thời lượng làm việc quy định lại khác với ngành công nghiệp giải trí như: hát, nhảy, đóng phim, chơi nhạc cụ, quảng cáo, làm xiếc, làm ở rạp hát, đóng kịch...
Và tất nhiên là tất cả các chủ lao động muốn thuê trẻ em làm việc thì đều phải nhận được sự đồng ý của cha mẹ các em.
Trẻ em Úc thường có ý thức tự lập từ khi còn rất nhỏ, vậy nên khi bắt đầu bước vào lứa tuổi thiếu niên, từ 11-17 tuổi thì nhiều em đã nghĩ đến chuyện đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập mua đồ chơi, sách vở...
Công việc phổ biến nhất của các bé gái là trông trẻ, dọn nhà, dọn vườn, rửa xe, rửa chén bát, bán hàng.
My, một cô bé gốc Việt 14 tuổi sống ở thành phố Melbourne, cho biết: “Cháu làm việc trong một trung tâm chơi bowling ở gần nhà. Trung tâm này có dành 1 phòng cho các cha mẹ gửi con để họ chơi. Cháu được trung tâm trả tiền để làm việc này vì như vậy thì họ có thể thu hút được thêm nhiều cha mẹ tới chơi hơn vì đã có người trông con giúp họ. Thỉnh thoảng có những cha mẹ còn cho cháu cả tiền ‘tip’ nữa”.
Trong khi đó, việc làm phổ biến của các bé trai là phát báo, xếp hàng lên kệ, dọn thùng các-tông trong các cửa hàng hoa quả, cắt cỏ, sửa hàng rào, sơn hàng rào, dọn dẹp vườn thuê, bồi bàn, giúp đỡ trong các buổi tiệc...
“Cháu cắt cỏ cho gia đình hàng xóm từ khi lên 10 tuổi và kiếm được hơn 400 đô-la trong thời gian nghỉ hè. Khi cháu 12 tuổi, cháu xin làm công việc trọng tài bóng đá cho các em nhỏ hơn, sau đó khi 15 tuổi cháu bắt đầu làm việc trong siêu thị Coles”, Liam cho biết.
Một số cậu bé yêu mến thú vật thì lại làm việc trong các trang trại chăn nuôi như trang trại ngựa và làm việc chải lông cho ngựa.
Trẻ Úc làm một số công việc ‘lạ’ cho hàng xóm để kiếm thêm tiền chi tiêu cá nhân. (ABC) |
“Bạn cũng có thể đi đào giun để bán cho những người câu cá hoặc hỏi những người hàng xóm bận rộn xem họ có cần thuê người dắt chó, mèo đi dạo hay không”.
Một số cậu bé, cô bé năng động còn tìm cách đề nghị giúp chủ nhà thu dọn ga-ra, nhà kho.... và sẽ được trả tiền. Trong lúc dọn dẹp thì các em có thể tìm được một số món đồ cũ vẫn còn dùng được nhưng chủ nhà muốn bỏ đi. Các em có thể đem chúng về nhà và đem bán lại để lấy tiền.
Phụ huynh Việt thay đổi quan niệm
Từ trước đến nay, phụ huynh Việt Nam thường có quan niệm bao bọc con cái. Thế nhưng sau một thời gian sống tại Úc và chứng kiến tính tự lập của trẻ em Úc thì rất nhiều người đã thay đổi quan niệm về cách giáo dục con của mình.
Hiếu, 13 tuổi, hiện sống ở khu ngoại ô phía Tây thành phố Melbourne. Hàng ngày sau giờ học, cậu lại chăm chỉ đẩy chiếc xe nhỏ chở đầy báo và tờ rơi đi phân phát cho từng nhà. Cậu cho biết cậu tìm được công việc này qua mục quảng cáo trên các tờ báo miễn phí ở khu vực mình sinh sống và nhờ mẹ đăng kí nhận việc. Hằng tuần, cậu thường nhận báo vào thứ Tư sau giờ học và có trách nhiệm phát từ 700-1500 tờ/ngày xung quanh khu vực được chỉ định. Nếu may mắn được phát ở những khu vực có nhiều chung cư với các hộp thư để san sát nhau thì cậu có thể nhanh chóng phát hết, còn nếu không thì sẽ phải mất thời gian hơn để đưa tới từng hộp thư của từng nhà.
Hiếu cho biết cậu rất yêu thích công việc này vì cậu có thể tranh thủ làm thêm sau giờ học hoặc trong các kì nghỉ để kiếm tiền “bỏ heo” để tự mua những món đồ mình thích mà không cần xin bố mẹ.
Anh Hùng, cha của Hiếu, cho biết ban đầu vợ chồng anh đều phản đối không cho con đi làm thêm (lý do của cậu bé là để kiếm tiền mua đĩa điện tử Wii) vì anh chị cho rằng ở lứa tuổi 13 thì trẻ chỉ cần lo ăn, lo học. Thế nhưng sau khi nghĩ lại anh chị đồng ý vì đó cũng là một cách tập cho cậu bé biết yêu lao động, quý trọng đồng tiền mình làm ra, rèn luyện tính kiên nhẫn và tăng cường sức khỏe.
Còn cô bé gốc Việt Jennifer Le năm nay 16 tuổi lại làm việc cho cửa hàng bán đồ ăn nhanh Mc Donald. Cô bé bắt đầu làm việc ở đây từ năm 15 tuổi và đươc trả khoảng hơn 7 đô-la/tiếng trong 14 tuần đầu làm việc. Khi được 16 tuổi, Jennifer đã được tăng lương thêm 1 đô-la/tiếng và nếu làm vào những ngày lễ thì sẽ được lương gấp đôi. Ngoài ra, Jennifer cũng được chủ trả đầy đủ các chế độ khác như ngày nghỉ lễ, bảo hiểm xã hội.
Jenifer cho biết: “Chủ cửa hàng thường thích tuyển những người từ 16 tuổi trở lên để ít xảy ra các sự cố và tai nạn trong bếp. Mặc dù chỉ nhận được mức lương tối thiểu nhưng em vẫn yêu thích công việc này vì nó giúp em tự tin hơn trong giao tiếp”.
Jennifer cho biết thêm khi mới 13 tuổi thì cô đã nhận trông trẻ giúp một cặp vợ chồng hàng xóm mỗi khi họ có nhu cầu đi ra ngoài ăn tối với nhau hay gặp gỡ bạn bè: “Đó là một công việc rất tốt. Em được họ trả 12 đô-la/giờ, cao hơn những công việc khác”.
Mẹ của Jennifer cho biết để có được công việc đó thì gia đình chị phải gửi Jennifer đi học tại một lớp huấn luyện nghề giữ trẻ miễn phí do Hội Chữ thập Đỏ Úc tài trợ. Khóa huấn luyện này dành cho những trẻ trên 11 tuổi để giúp trẻ có được chứng chỉ hành nghề hợp pháp, đồng thời giúp các gia đình thuê trẻ yên tâm hơn khi giao gửi con mình. Hơn nữa, mỗi khi Jennifer đi làm việc thì đều có sự giúp đỡ của cha mẹ, họ thay nhau gọi điện hỏi em xem có gặp gì khó khăn hay không để giúp em nhanh chóng xử lý tình huống. Vì đi làm thêm từ nhỏ nên đến bây giờ Jennifer thạo mọi công việc nhà, nhất là nấu nướng và giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, vườn tược.
Được luật pháp bảo vệ
Mỗi tiểu bang của Úc có quy định khác nhau về độ tuổi và các công việc trẻ có thể làm.
Theo tổ chức giúp đỡ thanh thiếu niên của chính phủ Úc (Youth Centre) ở thành phố Melbourne của tiểu bang Victoria, thiếu niên 15 tuổi ở bang này đã được phép đi làm, tuy nhiên, chủ lao động phải có giấy phép thuê lao động trẻ em (Child employment permit (CEP) từ chính quyền tiểu bang để các em được đảm bảo về cơ sở vật chất và môi trường làm việc an toàn và phù hợp lứa tuổi. Ví dụ, sẽ không hợp pháp nếu thuê trẻ làm những công việc nặng nhọc và chủ lao động phải có các biện pháp bảo đảm an toàn và sức khỏe cho trẻ.
Còn với trẻ dưới 15 tuổi, luật pháp có quy định rất chặt chẽ về những ngành nghề mà trẻ được phép làm. Trẻ sẽ không được phép làm phục vụ trong các quầy rượu, vận hành máy móc nặng, làm những công việc nặng nhọc, các công việc tiếp thị bán hàng tận nhà, làm việc trên tàu thuyền ở ngoài biển, trong các công trường xây dựng...
Một số công việc yêu cầu trẻ phải đủ 11 tuổi mới được làm như: phát báo, tờ rơi quảng cáo, giao hàng cho các hiệu thuốc...
Luật pháp Úc cũng quy định rất chặt chẽ về số giờ làm việc của trẻ cũng như nghiêm cấm một số công việc có thể khiến ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ.
Trừ trường hợp phụ giúp các công việc kinh doanh của gia đình, còn lại thì trong học kì, trẻ chỉ được phép làm tối đa 3 giờ/ngày và 12 giờ/tuần. Trong những kì nghỉ thì có thể được phép làm tối đa 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần. Trẻ chỉ có thể làm trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối và cứ 3 giờ làm việc thì phải được nghỉ 30 phút. Tuy nhiên, thời lượng làm việc quy định lại khác với ngành công nghiệp giải trí như: hát, nhảy, đóng phim, chơi nhạc cụ, quảng cáo, làm xiếc, làm ở rạp hát, đóng kịch...
Và tất nhiên là tất cả các chủ lao động muốn thuê trẻ em làm việc thì đều phải nhận được sự đồng ý của cha mẹ các em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét