Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Sao Kim bắt đầu đi qua mặt trời trong hiện tượng vũ trụ thế kỷ

Sao Kim đi ngang qua mặt trời hồi năm 2004. 

Sáng nay (6.6.2012) theo giờ Việt Nam, sao Kim bắt đầu di chuyển ngang qua bề mặt của mặt trời - một hiện tượng thiên văn vô cùng hiếm gặp sẽ không xuất hiện trong 105 năm nữa.

Bắc Cực, tây bắc nước Mỹ, phía đông Thái Bình Dương và phía đông châu Á sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ hiện tượng vũ trụ thế kỷ, kéo dài khoảng 6 giờ 40 phút, bắt đầu ngay sau lúc 5 giờ sáng nay giờ Việt Nam.
Những nơi khác, như lục địa Mỹ, sẽ nhìn thấy giai đoạn đầu của hiện tượng, trong khi Anh và châu Âu sẽ chỉ nhìn thấy giai đoạn cuối.
 
Sao Kim đi ngang qua mặt trời hồi năm 2004.
Sao Kim đi ngang qua mặt trời hồi năm 2004.
Các nhà khoa học đang quan sát tỉ mỉ hiện tượng này để tìm hiểu các thông tin vốn sẽ giúp họ tìm thêm các hành tinh giống trái đất ở các những khác trong dải ngân hà, và để hiểu hơn về sao Kim.
Các nhà khoa học sẽ được trang bị thiết bị chuyên dụng, cho phép họ quan sát trực tiếp đĩa mặt trời khi sao Kim đi ngang qua.
Còn những người yêu thích thiên văn trên khắp thế giới được khuyến cáo nên sử dụng thiết bị trợ giúp nếu họ muốn quan sát hiện tượng. Việc nhìn thẳng vào mặt trời bằng mắt thường, qua ống nhòm hoặc kính thiên văn, đều có thể khiến mắt bị tổn thương và thậm chí bị mù.
Hiện tượng sao Kim đi ngang qua mặt trời chỉ xảy ra 4 lần trong 243 năm. Chính xác hơn, chính xuất hiện theo cặp 2 hiện tượng cách nhau khoảng 8 năm và mỗi cặp này cách nhau khoảng 105 năm hoặc 121 năm.
Sao Kim đi ngang qua mặt trời hồi năm 2004.
Toàn bộ hiện tượng sao Kim đi qua mặt trời lần này sẽ kéo dài khoảng 6 giờ 40 phút.
Nguyên nhân cho sự khác nhau về thời gian này là do quỹ đạo của sao Kim và trái đất không nằm cùng trong một mặt phẳng và hiện tượng sao Kim đi ngang qua trái đất chỉ có thể xảy ra nếu cả sao Kim, trái đất và mặt trời cùng nằm chính xác trên một đường thẳng.
Hiện tượng sao Kim đi qua mặt trời đã xảy ra vào các năm 1631, 1639, 1761, 1769, 1874, 1882 và 2004.
Khi hiện tượng hôm nay qua đi, cặp 2 hiện tượng sao Kim đi ngang mặt trời sẽ không xảy ra cho đến năm 2117 và 2125. Hầu hết mọi người sống trên trái đất ngày nay có thể sẽ không còn tồi tại khi đó.
Hiện tượng này có tầm quan trọng đặc biệt về mặt lịch sử. Các nhà thiên văn đã sử dụng các lần đi ngang qua mặt trời của sao Kim để tìm hiểu các dữ liệu quan trọng về Hệ mặt trời.
Sử dụng một phương pháp được gọi là phép đo tam giác, các nhà thiên văn có thể tính toán khoảng cách giữa trái đất và mặt trời - được gọi là đơn vị thiên văn (AU) - mà chúng ta biết ngày nay là khoảng 149,6 triệu km.
Vùng hình ảnh rõ ở giữa là vùng có thể quan sát hiện tượng rõ nhất.
Vùng hình ảnh rõ ở giữa là vùng có thể quan sát hiện tượng rõ nhất.
Người đầu tiên dự đoán về sự đi ngang qua của sao Kim - vào ngày 6/12/1631 - là Johannes Kepler nhưng ông đã qua đời trước khi hiện tượng này xảy ra.
Jeremiah Horrocks, một nhà thiên văn trẻ người Anh, có lẽ là người đầu tiên quan sát được sao Kim đi qua mặt trời khi ông và người bạn William Crabtree thực hiện các cuộc quan sát riêng rẽ về hiện tượng vào ngày 24/11/1639.
Khi sao Kim đi qua mặt trời vào các năm 1761 và 1769, chúng đã trở thành các sự kiện khoa học lớn. Các phái đoàn đã được cử đi tới khắp thế giới để thu thập dữ liệu cần thiết nhằm tính toán AU.
Ngoài việc quan sát hiện tượng sao Kim đi ngang qua trái đất, bản thân sao Kim cũng sẽ được quan sát kỹ càng. Các nhà khoa học sẽ sử dụng hiện tượng này để tìm hiểu các tầng giữa của khí quyển sao Kim.
An BìnhTheo BBC, Space

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét