Ngoài hai bộ kinh được dát vàng và áp trên tường, chùa còn giữ hai kỷ
lục Guinness Việt Nam:
Bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và
Thập Nhị Địa Chi Thần lớn nhất, pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng
16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ Giáng hương bông lớn nhất.
Chùa cũng là nơi xây dựng Giới Đài truyền giáo đầu tiên của hơn 2.000 năm lịch sử phật giáo Việt Nam...
Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, phó Tăng sự Trung
ương, phó Trụ trì chùa Huệ Nghiêm, người đặc trách khu Giới Đài, Giới
Đài là nơi thụ giới, tu học, nghiên cứu sâu và hành trì giới luật đúng
mực theo tinh thần của người xuất gia.
Đặc biệt, Giới đài được xem là nơi nghiên cứu, truyền
dạy và đào tạo nên những bậc làm thầy chuyên về gìn giữ giới luật đầu
tiên ở nước ta...
Cổng tam quan Giới Đài Viện…
Tòa Giới Đài Viện trang nghiêm, thanh tịnh
Đức phật Tỳ Lô ngự giữa trung tâm của Giới Đài Viện
Giới Kinh Tỳ Kheo được chạm khắc tinh tế trên đỉnh mái vòm của đức phật Tỳ Lô. Có 5.400 chữ của 250 Giới Kinh Tỳ Kheo được dát vàng 24k.
Giới Kinh Tỳ Kheo được chạm khắc tinh tế trên đỉnh mái vòm của đức phật Tỳ Lô.Có 5.400 chữ của 250 Giới Kinh Tỳ Kheo được dát vàng 24k.
Có 72 vị Hộ Pháp được chạm khắc tinh tế xung quanh vòng thành
Phật đài ngự trên bậc tam cấp vòng thành xây từ đá hoa cương. Trên mỗi bậc tam cấp đều chạm nổi hình Hộ Pháp. Tổng cộng có 72 vị Hộ Pháp được chạm khắc tinh tế, đường nét thanh thoát, uy nghi, mỗi vị mỗi vẻ...
Bộ kinh Phạm Võng đang được dát vàng và hoàn thành
Trên bốn mặt tường bao quanh Giới Đài có tổng cộng hơn 16.000 chữ của bộ kinh Phạm Võng được khắc vuông vắn, đều đặn, hàng lối ngay ngắn. Các chữ đều được dát vàng 24k tươi sáng, nét chữ hài hòa, trang nhã.
Tượng phật A Di Đà được chế tác từ loại gỗ quý Giáng hương bông, cao lớn kỷ lục
Đây là pho tượng được sách Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là pho tượng phật A Di Đà bằng gỗ cao lớn nhất Việt Nam.
4 vị Thiên Vương trấn giữ tứ phương Giới Đài Viện. Mỗi vị cao 4 mét, nặng 5 tấn, tạo tác từ chất liệu đồng. Mỗi vị mang pháp khí khác nhau, dáng vẻ oai nghi, thần sắc hùng hồn.
Cửa vào Chánh điện trang nhã, thanh thoát…
Mặt trước Chánh điện là bộ cửa 5 ô, dài hơn 15 mét, cao hơn 3 mét, làm bằng 20 tấm gỗ lim, mỗi tấm cao hơn 3 mét và chiều ngang gần 8 tấc.
Bộ cửa có khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần
Sách Kỷ lục Guinness Việt Nam đã công nhận bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần là lớn nhất Việt Nam.
Thích Ca Tam Tôn
Đức phật Di Lặc với nụ cười đại lượng
Hai vị Hộ Pháp uy nghi trấn giữ hai bên Chánh điện
Tháp Phổ Đồng u tịch, nơi lưu giữ hơn 2000 di cốt của tăng chúng
Tháp chuông giữa hoa viên trầm mặc, lắng đọng…
Tượng Phật Thích Ca rộng mở, đại chúng giữa khu hoa viên xanh mát, thơ mộng… (Bức tượng do Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn chế tác)
Chùa Huệ Nghiêm do Hòa
thượng Thích Thiện Hòa khai lập vào ngày 11/11/1962. Hòa thượng sinh
năm 1907, người làng Tân Nhựt (Chợ Lớn), xuất gia thọ giới tổ Khánh
Hòa tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh) vào năm 1935.
Sau đó ngài theo học nhiều Phật học
đường ở miền Trung và miền Bắc từ năm 1936 đến 1948. Ngài là một danh
tăng lỗi lạc của Việt Nam về truyền giới, kiến thiết và trước tác.
Hòa thượng Thích Thiện Hòa viên tịch ngày 7/2/1978. |
Thep Giang Uyên - Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét