Lầu Năm Góc sẽ đưa nhiều tàu chiến Hải quân hơn tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong vài năm tới và đến năm 2020, khoảng 60% hạm đội hải quân sẽ đóng tại đây trong khuôn khổ chiến lược mới nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu Á
trên trong bài phát biểu rất được chú ý về chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Hội nghị cấp cao An ninh châu Á lần thứ 11, hay còn gọi là Đối thoại quốc phòng Shangri-La 11, tại Singapore hôm nay.
Quyết định nhằm triển khai nhiều tàu chiến tới Thái Bình Dương, cùng với việc mở rộng mạng lưới các quan hệ đối tác quân sự, là một phần nỗ lực “thận trọng, được cân nhắc kỹ càng” để thúc đẩy vai trò của Mỹ tại một khu vực có vai trò quan trọng với tương lai nước Mỹ, ông Panetta nói.
Bộ trưởng Panetta cho hay “đến năm 2020, hải quân sẽ tái bố trí lực lượng từ mức 50-50% giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sang mức 60-40% giữa 2 vùng biển này - bao gồm 6 tàu sân bay, phần lớn các tàu tuần dương, các tàu khu trục, tàu chiến tuần duyên và tàu ngầm”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu tại Đối thoại quốc phòng Shangri-La 11 hôm nay. |
Hạm đội hiện thời bao gồm 11 tàu sân bay, với 6 tàu được triển khai ở Thái Bình Dương. Nhưng tổng số này sẽ giảm xuống vào cuối năm nay, còn 10 tàu, với 5 tàu được bố trí tại các cảng Thái Bình Dương ở San Diego, bang Washington và Nhật Bản.
Tuy nhiên, ông Panetta nói ông có ý định đưa 6 tàu sân bay tới Thái Bình Dương trong những năm tới. Ông nói Thái Bình Dương cuối cùng cũng sẽ tiếp đón phần lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm và tàu chiến tuần duyên, đều hoạt động gần bờ.
Mỹ cũng có kế hoạch tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự tại Thái Bình Dương và tiến hành nhiều chuyến viếng thăm các cảng trên một khu vực rộng hơn, bao gồm Ấn Độ Dương.
Năm ngoái, quân đội Mỹ đã tham gia 172 cuộc tập trận trong khu vực cùng 24 quốc gia.
Bài phát biểu của ông Panetta dường như nhằm đảm bảo với các đối tác và đồng minh vốn đang lo ngại về sự lớn mạnh và lập trường ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh ở Biển Đông rằng chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á của Washington sẽ được thực hiện bằng hành động cụ thể.
Bộ trưởng Panetta đã khẳng định với các cử toạ tại hội nghị Shangri-La 11 rằng việc cắt giảm và những khó khăn về ngân sách của Mỹ sẽ không thay ảnh hưởng tới những thay đổi này. Ông nói Bộ Quốc phòng Mỹ có tiền trong kế hoạch ngân sách 5 năm để đạt được các mục tiêu đó.
Theo ông Panetta, Lầu Năm Góc còn có kế hoạch thực hiện các khoản đầu tư mới về công nghệ để tăng cường sức mạnh và hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm các tàu ngầm công nghệ cao và tiên tiến hơn, các máy bay chiến đấu tránh rađa, máy bay ném bom tầm xa mới, chiến tranh điện tử mới và các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Nhưng dự án phải cần thời gian để đi vào hoạt động. “Sẽ mất vài năm để các kế hoạch này và nhiều khoản đầu tư mà chúng tôi đang làm trở thành hiện thực”.
“Nhưng không có gì nghi ngờ, quân đội Mỹ sẽ tái cân bằng và đưa các khả năng tiến tiến với khu vực quan trọng này”, ông Panetta nói.
Muốn đối thoại với Bắc Kinh
Trong bối cảnh sự kình địch ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, các quan chức Mỹ đã thừa nhận rằng việc Washington đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại châu Á là nhằm củng cố nền ngoại giao Mỹ để đối đầu lập trường cứng rắn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Nhưng ông Panetta khẳng định Washington đối thoại với Bắc Kinh chứ không phải xung đột.
“Một số người coi việc Mỹ đặt trọng tâm mới vào châu Á-Thái Bình Dương là một thách thức với Trung Quốc. Tôi hoàn toàn phản đối quan điểm này”.
“Nỗ lực của chúng tôi nhằm đổi mới và tăng cường sự hiện diện tại châu Á hoàn toàn phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc. Trên thực tế, sự hiện diện gia tăng của Mỹ trong khu vực này sẽ có lợi cho Trung Quốc và giúp thúc đẩy an ninh khu vực”, ông Panetta nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng ca ngợi Trung Quốc và Đài Loan vì nỗ lực cải thiện quan hệ xuyên eo biển. Ông Panetta nói ông mong chờ tới thăm Trung Quốc trong năm nay và muốn nhìn thấy Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ quân sự, trong đó có các chương trình chống buôn lậu ma tuý và viện trợ nhân đạo.
Ông Panetta còn nói Mỹ cũng rất quan tâm tới tình hình tại bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham ở Biển Đông, nơi Trung Quốc và Philippines đã lâm vào một tranh cãi về chủ quyền gần đây.
Bộ trưởng Panetta đang có chuyến công du 9 ngày tới châu Á, với các điểm dừng chân tiếp theo là Việt Nam và Ấn Độ, sau Singapore.
An BìnhTheo AP, AFP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét