Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Đồng Tháp: "Rắn có chân" xuất hiện trong bệnh viện

 Một người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã phát hoảng khi phát hiện rắn có chân, ngày 27/5.

Bệnh nhân này cho hay, khi đang chăm vợ mới sinh đang nằm trong phòng khu dịch vụ khoa sản của bệnh viện, sau cơn mưa anh mở cửa phòng ra thì thấy dưới chân mình con  rắn lạ.
Con
Con "rắn có chân" xuất hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp - ảnh Lê Kết

Con rắn này dài khoảng 15cm, to cỡ chiếc đũa, đầu thon nhỏ, màu nâu đen, có vảy như rắn mối. Đặc biệt, con rắn còn có 4 chân. 4 chân rất nhanh nhẹn khi chạy trốn trên cạn và bơi rất nhanh trong nước.

Vì không biết là rắn gì nên anh này đã gọi mấy anh ở phòng kế bên ra xem. Tất cả đều lắc đầu cho hay chưa từng thấy con rắn như vậy, cũng không biết có độc hay không nhưng nhìn rất sợ. 

Sau khi xem ảnh và clip do người dân gửi đến, PGS.TS Lê Nguyên Ngật, khoa sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay, đây không phải là loài rắn mà thực chất là thằn lằn. Để xác định loài cần các yếu tố như vảy ở các bộ phần đầu, thân, đuôi cùng các yếu tố khác, nhưng có thể xác định thuộc họ thằn lằn bóng, giống thằn lằn chân ngắn. Đặc điểm của giống thằn lằn là chân ngắn, cơ thể đồng màu, trừ một số loài có sọc trên lưng. Ở Việt Nam có khoảng 5 – 6 loài thuộc giống chân ngắn.
Thằn lằn chân ngắn, ảnh: Wikipedia.
Thằn lằn chân ngắn, ảnh: Wikipedia.
Loài thằn lằn này không bao giờ cắn người và cũng không có độc. Ngoại trừ một số loài lớn ở miền Bắc có thể cắn người chảy máu do chúng quá to. Còn thằn lằn độc chỉ có một loài duy nhất có vùng phân bố tại Châu Mỹ. Vì thế, người dân có thể an tâm khi thấy thằn lằn.

Giống thằn lằn chân ngắn thường sống trên mặt đất, trên cây, có khả năng bơi nhanh dưới nước. Chúng ăn các loài côn trung nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy, chúng không có ý nghĩa về dược học, cũng không có giá trị xuất khẩu.

PGS.TS Lê Nguyễn Ngật cho hay, người dân nếu thấy giống thằn lằn chân ngắn có thể bắt lại, gửi mẫu để các nhà sinh học nghiên cứu về loài. Khi bắt nên cầm phần thân, tránh cầm đuôi vì có thể bị đứt. Bản thân giữa các đốt sống đuôi có một phần sụn. Khi co đột ngột, sụn sẽ đứt, rơi hẳn ra. Sau một thời gian phần đuôi này sẽ được tái sinh trở lại. Đuôi nguyên vẹn cũng là một yếu tố quan trọng để xác định loài của thằn lằn.

Lê Kết - Thu Hiền
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét