“Thành ủy yêu cầu kiểm tra có bao nhiêu người nước ngoài đang nuôi trồng, mua bán thủy hải sản trong vịnh Cam Ranh, có đăng ký kinh doanh hay không, có đăng ký tạm trú tại địa phương không... Việc người Trung Quốc nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh đã xuất hiện mấy năm nay rồi nhưng đúng là anh em quản lý ở các địa phương lơ quá, theo dõi không kỹ.
Anh em cứ tưởng họ tới mua hải sản rồi đi chứ không nắm chắc họ trụ lại đó để làm ăn là dở quá. Mấy năm nay họ mượn danh nghĩa người VN để nuôi cá, nuôi tôm rồi mua bán mà không đóng đồng thuế nào cả” - ông Hoàng nói.
Bè cá của người Trung Quốc trong vịnh Cam Ranh - Ảnh: Thanh Vân |
Phạt tiền, trục xuất và cấm nhập cảnh Việt Nam
Ngày 1-6, ông Nguyễn Khắc Toàn - ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, bí thư Thành ủy Cam Ranh - cho biết ngày 23-5 Công an Cam Ranh đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với bảy người Trung Quốc, đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Mức đề xuất xử phạt: phạt tiền 15 triệu đồng/người, trục xuất khỏi VN, cấm nhập cảnh VN trong năm năm.
Đại tá Nguyễn Đức Vượng - phó chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 hải quân - cho biết lãnh đạo Vùng 4 đã có thông tin về việc một số lồng bè nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh có sự hiện diện của người nước ngoài. “Chúng tôi sẽ kiểm tra trực tiếp vị trí những lồng bè nuôi trồng hải sản này”.
Tối cùng ngày, ông Nguyễn Huy Điền, vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT), cho biết về luật thì người nước ngoài được đầu tư nuôi cá trên vùng biển VN. Để được nuôi cá, chủ đầu tư phải có dự án và được địa phương đồng ý, đồng thời phải chấp hành nghiêm các quy định về truy xuất nguồn gốc thức ăn, con giống.
Theo ông Điền, từ năm 2010 trở lại đây việc cấp phép cho các chủ đầu tư nước ngoài nuôi trồng thủy sản trên vùng biển VN đã bị hạn chế, gần như không có dự án nào được cấp phép. Sau khi báo Tuổi Trẻ nêu vụ người Trung Quốc nuôi cá bè trên vịnh Cam Ranh, cơ quan này đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo về Tổng cục Thủy sản ngay trong tuần tới. Qua thông tin nhanh thì hiện chỉ có mỗi Khánh Hòa mới có hiện tượng như vậy. Còn tại Quảng Ninh, Hải Phòng không có vấn đề gì.
Trả lời câu hỏi vì sao vịnh Cam Ranh được quy hoạch chỉ cho nuôi trồng các loài thủy sản hai vỏ và rong biển, nhưng hiện có hơn 10.000 lồng bè và hơn 300ha đìa nuôi tôm cá, trong đó có những lồng bè của người Trung Quốc “núp bóng”, một lãnh đạo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh nói rằng do việc phân định ranh giới mặt nước chưa thực hiện nên địa phương để người dân tận dụng nuôi trồng trước thời hạn cuối cùng vào năm 2015.
Người Trung Quốc đã rời bè cá
Chiều 1-6, chúng tôi quay lại TP Cam Ranh và nhận thấy mọi hoạt động nuôi hải sản trên các lồng bè có người Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi tìm được ông Nguyễn Văn Sinh, một người dân ở P.Cam Linh (TP Cam Ranh) làm thuê trên các bè cá của người Trung Quốc với mức lương 4 triệu đồng/tháng, khi ông đang loay hoay chất hàng gồm bình gas lớn, gạo, nước mắm, dầu ăn... lên xe máy để chở ra ghe vận chuyển lên bè nuôi cá. Ông Sinh cho biết ông làm thuê cho những người Trung Quốc này từ khi bè nuôi cá của họ mới lập vào năm 2001 đến nay. Nhiệm vụ của ông là vận chuyển thực phẩm từ đất liền ra bè nuôi cá, bao gồm cả thức ăn cho người và thức ăn cho cá.
Theo ông Sinh, bè được kết từ gần 100 lồng lớn với diện tích đến gần 1.000m2. Trên bè dựng ba ngôi nhà, mỗi ngôi nhà rộng khoảng 50m2 với đầy đủ tiện nghi. Những người Trung Quốc có một tàu lớn công suất khoảng 70CV và một canô. Hiện trên bè có mười người, trong đó có sáu người Trung Quốc, nhưng cách đây khoảng 15 ngày có hai người về nước nên hiện chỉ còn bốn người Trung Quốc ăn ngủ trên bè.
Cũng theo ông Sinh, những người Trung Quốc này thực chất rất ít nuôi cá mà chủ yếu mua cá mú ở Cam Ranh và các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Kiên Giang... về vỗ béo, sau đó chờ tàu từ Trung Quốc qua chở về. Cứ khoảng một tháng có một tàu loại lớn của Trung Quốc qua lấy hàng, trên tàu có gần mười người đều là người Trung Quốc.
Ông Sinh cho biết thêm từ chiều 31-5, mấy ông Trung Quốc lên đất liền đến nay chưa thấy về. “Trước khi đi mấy ông giao việc cho một người làm thuê ở bè nhưng không nói khi nào sẽ về. Sáng 1-6, có một đoàn ra bè kiểm tra và lấy mẫu thức ăn của cá nói là để xét nghiệm. Chiều cùng ngày cũng có một đoàn của cảng vụ lên bè kiểm tra rồi đi” - ông Sinh cho hay.
Ngày 1-6, ông Nguyễn Khắc Toàn - ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, bí thư Thành ủy Cam Ranh - cho biết ngày 23-5 Công an Cam Ranh đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với bảy người Trung Quốc, đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Mức đề xuất xử phạt: phạt tiền 15 triệu đồng/người, trục xuất khỏi VN, cấm nhập cảnh VN trong năm năm.
“Những người này không phải chuyên gia nuôi trồng gì, chỉ sang thu gom thủy sản để xuất khẩu. Qua vụ này chúng tôi sẽ rà soát, chấn chỉnh mọi công tác quản lý địa bàn, quản lý cư trú, quản lý quy hoạch, mua chế biến thủy sản...” - ông Toàn nói.
Đại tá Nguyễn Đức Vượng - phó chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 hải quân - cho biết lãnh đạo Vùng 4 đã có thông tin về việc một số lồng bè nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh có sự hiện diện của người nước ngoài. “Chúng tôi sẽ kiểm tra trực tiếp vị trí những lồng bè nuôi trồng hải sản này”.
Tối cùng ngày, ông Nguyễn Huy Điền, vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT), cho biết về luật thì người nước ngoài được đầu tư nuôi cá trên vùng biển VN. Để được nuôi cá, chủ đầu tư phải có dự án và được địa phương đồng ý, đồng thời phải chấp hành nghiêm các quy định về truy xuất nguồn gốc thức ăn, con giống.
Theo ông Điền, từ năm 2010 trở lại đây việc cấp phép cho các chủ đầu tư nước ngoài nuôi trồng thủy sản trên vùng biển VN đã bị hạn chế, gần như không có dự án nào được cấp phép. Sau khi báo Tuổi Trẻ nêu vụ người Trung Quốc nuôi cá bè trên vịnh Cam Ranh, cơ quan này đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo về Tổng cục Thủy sản ngay trong tuần tới. Qua thông tin nhanh thì hiện chỉ có mỗi Khánh Hòa mới có hiện tượng như vậy. Còn tại Quảng Ninh, Hải Phòng không có vấn đề gì.
Trả lời câu hỏi vì sao vịnh Cam Ranh được quy hoạch chỉ cho nuôi trồng các loài thủy sản hai vỏ và rong biển, nhưng hiện có hơn 10.000 lồng bè và hơn 300ha đìa nuôi tôm cá, trong đó có những lồng bè của người Trung Quốc “núp bóng”, một lãnh đạo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh nói rằng do việc phân định ranh giới mặt nước chưa thực hiện nên địa phương để người dân tận dụng nuôi trồng trước thời hạn cuối cùng vào năm 2015.
Người Trung Quốc đã rời bè cá
Chiều 1-6, chúng tôi quay lại TP Cam Ranh và nhận thấy mọi hoạt động nuôi hải sản trên các lồng bè có người Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi tìm được ông Nguyễn Văn Sinh, một người dân ở P.Cam Linh (TP Cam Ranh) làm thuê trên các bè cá của người Trung Quốc với mức lương 4 triệu đồng/tháng, khi ông đang loay hoay chất hàng gồm bình gas lớn, gạo, nước mắm, dầu ăn... lên xe máy để chở ra ghe vận chuyển lên bè nuôi cá. Ông Sinh cho biết ông làm thuê cho những người Trung Quốc này từ khi bè nuôi cá của họ mới lập vào năm 2001 đến nay. Nhiệm vụ của ông là vận chuyển thực phẩm từ đất liền ra bè nuôi cá, bao gồm cả thức ăn cho người và thức ăn cho cá.
Theo ông Sinh, bè được kết từ gần 100 lồng lớn với diện tích đến gần 1.000m2. Trên bè dựng ba ngôi nhà, mỗi ngôi nhà rộng khoảng 50m2 với đầy đủ tiện nghi. Những người Trung Quốc có một tàu lớn công suất khoảng 70CV và một canô. Hiện trên bè có mười người, trong đó có sáu người Trung Quốc, nhưng cách đây khoảng 15 ngày có hai người về nước nên hiện chỉ còn bốn người Trung Quốc ăn ngủ trên bè.
Cũng theo ông Sinh, những người Trung Quốc này thực chất rất ít nuôi cá mà chủ yếu mua cá mú ở Cam Ranh và các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Kiên Giang... về vỗ béo, sau đó chờ tàu từ Trung Quốc qua chở về. Cứ khoảng một tháng có một tàu loại lớn của Trung Quốc qua lấy hàng, trên tàu có gần mười người đều là người Trung Quốc.
Ông Sinh cho biết thêm từ chiều 31-5, mấy ông Trung Quốc lên đất liền đến nay chưa thấy về. “Trước khi đi mấy ông giao việc cho một người làm thuê ở bè nhưng không nói khi nào sẽ về. Sáng 1-6, có một đoàn ra bè kiểm tra và lấy mẫu thức ăn của cá nói là để xét nghiệm. Chiều cùng ngày cũng có một đoàn của cảng vụ lên bè kiểm tra rồi đi” - ông Sinh cho hay.
(Theo TTO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét