Ghé
thăm nghĩa trang đúng vào ngày lễ thiếu nhi 1/6, chúng tôi không khỏi
xúc động khi thấy các anh chị trong tổ chức xã hội “Ban bảo vệ sự sống”
TP Đà Nẵng đang tất bật chuẩn bị tổ chức tết cho những sinh linh bé nhỏ
bị tước đi cái quyền sinh ra do sự tàn nhẫn của các bậc sinh thành.
Anh Phong một trong những người gắn bó từ khi nghĩa trang này thành lập cho biết: “Mỗi ngôi mộ có ít nhất 10 hài nhi, đây là cách để tiết kiệm diện tích đất cho những em đến sau, và cũng để cho các em có bạn đỡ hiu quạnh”.
Với ý nghĩ “mãi mãi không bao giờ chết, một chiếc lá rớt xuống đất cũng có thể mọc thành cây mới”, nên trên mỗi nấm mộ nhỏ đều được trồng một cây sống đời.
Những ngày thường mọi người trong ban chia lịch, dàn xếp công việc lên thăm các em, dọn quang cảnh nghĩa trang và tâm sự cho các em đỡ buồn. Phần chính công việc chôn cất do anh Hồ Văn Phong, người gắn bó, chăm sóc nghĩa trang này 7 năm qua đảm nhiệm. Họ làm công việc này với tất cả cái tâm của mình. Kinh phí để xây bia mộ và tổ chức những hoạt động này may mắn được Hội bác ái địa phận Đà Nẵng chu cấp, phần còn lại là từ những người dân tốt bụng, những nhà hảo tâm, mạnh thường quân ủng hộ.
Nghĩa trang có đến 6.000 sinh linh bị tước mạng sống
Được xây dựng từ năm 2005, tính đến nay đã được 7
năm,
nghĩa trang Phú Thượng, huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng, là nơi yên
nghỉ của hơn 6.000 sinh linh bé nhỏ vô tội bị bỏ rơi. Tất cả đều được
hơn 40 anh chị trong tổ chức Ban bảo vệ sự sống mang về đây chôn cất cẩn
thận và gọi các em với cái tên thân mật “những đứa em nhỏ”.Nơi yên nghỉ của hơn 6.000 sinh linh bé nhỏ vô tội bị bỏ rơi |
Anh Phong một trong những người gắn bó từ khi nghĩa trang này thành lập cho biết: “Mỗi ngôi mộ có ít nhất 10 hài nhi, đây là cách để tiết kiệm diện tích đất cho những em đến sau, và cũng để cho các em có bạn đỡ hiu quạnh”.
Như không kìm được những dòng nước mắt lăn dài anh
nói tiếp: “Diện tích đất nghĩa trang ngày càng bị thu hẹp mà mỗi ngày
trung bình có ít nhất 6-7 em được đưa đến, số lượng mỗi ngày một tăng
lên”.
Đối với những em đã nên hình hài thì được mai táng
trong một cái tiểu lớn hơn. Ở nghĩa trang này có 2 em trường hợp đặc
biệt mồ côi bị bỏ rơi cũng được ban đem về chôn cất nên phần mộ được ghi
tên ngày tháng, quê quán rõ ràng.
Các em cũng có Tết thiếu nhi
Cái nắng của đầu tháng 6 ướt đẫm mồ hôi trên nhiều
khuôn mặt nhưng vẫn tươi cười, mỗi người một công việc, người dọn vệ
sinh xung quanh nấm mộ, nhổ cỏ, lượm rác, người đang thổi bong bóng bay,
làm chong chóng, cắm hoa tươi để tổ chức ngày lễ cho các em. Anh Nguyễn
Văn Hoàng vừa làm vừa tâm sự: “Mỗi người lớn lên đều có một tuổi thơ,
mình cũng thế và các em cũng thế dù có bị bố mẹ ruồng bỏ nhưng tình
thương con người sẽ không ruồng bỏ các em”.
Cứ đến ngày quốc tế thiếu nhi các anh chị trong hội lại lên thay hòm tiểu cho các em |
Với ý nghĩ “mãi mãi không bao giờ chết, một chiếc lá rớt xuống đất cũng có thể mọc thành cây mới”, nên trên mỗi nấm mộ nhỏ đều được trồng một cây sống đời.
“Các em là những đứa trẻ xấu số và thiệt thòi, tổ
chức thế này các em ở dưới kia cũng có được niềm vui, thấy ấm áp, các em
cũng có quyền lợi như những đứa trẻ bình thường khác” anh Huỳnh Lân,
trưởng ban tâm sự.
Bóng bay và hoa được mang đến cho các em trong ngày Tết thiếu nhi |
Những ngày thường mọi người trong ban chia lịch, dàn xếp công việc lên thăm các em, dọn quang cảnh nghĩa trang và tâm sự cho các em đỡ buồn. Phần chính công việc chôn cất do anh Hồ Văn Phong, người gắn bó, chăm sóc nghĩa trang này 7 năm qua đảm nhiệm. Họ làm công việc này với tất cả cái tâm của mình. Kinh phí để xây bia mộ và tổ chức những hoạt động này may mắn được Hội bác ái địa phận Đà Nẵng chu cấp, phần còn lại là từ những người dân tốt bụng, những nhà hảo tâm, mạnh thường quân ủng hộ.
Mặt trời đã đứng bóng, các anh chị thắp nến nhang rồi cầu nguyện cho các em được yên nghỉ an lành.
Thanh Ba - Thu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét