Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Giải nghi cho Phật tử mới bước chân vào cửa đạo


Con là một Phật tử chỉ vừa mới bước chân vào cửa đạo. Vì thế khi vào chùa và đọc sách, con bị tán loạn không biết Phật giáo thật sự là như thế nào? Nhiều bạn cũng chỉ dạy cho con về nhân quả luân hồi nhưng con như bị ngợp. 

Vào chùa con lại không biết tại sao người ta thờ quá nhiều tượng Phật, nhiều hình ảnh các vị tổ sư nhưng có chùa lại không thờ gì cả? Và các danh từ Phật giáo con lại càng rối hơn.
  Vậy tại sao người ta gọi là chùa, là tu viện, là đạo tràng, là tổ đình v.v...? Vào chùa con nên thực hành nghi lễ như thế nào là đúng? Con có nên thắp nhang khi vào chùa không? Thật lòng con thấy người ta thắp nhang quá nhiều ở chùa và con không thích vì toàn khói bụi ô nhiễm nhưng không biết nên làm thế nào? Xin Sư hoan hỉ chỉ dạy cho con được biết. Con xin thành kính cảm ơn.

ĐÁP:


Những nghi vấn của Bạn là việc chung của Phật tử khi mới quy y Tam Bảo, nhưng là Phật tử có tâm chí thành học đạo, tuy chưa hiểu sâu giáo lý Phật, nhưng có ý hướng thượng, quý hơn người quy y thâm niên mà không thông hiểu gì về Phật Pháp mới đáng ngại.


Người ít thông hiểu giáo lý Phật hay dễ bi sa đà, ngã ngựa trong quá trình làm con của Đức Phật: nay theo đạo nầy, mai theo đạo kia, mốt theo đạo nọ... hất là Bạn ở bên chân trời Âu Mỹ rất dễ bị lôi cuốn theo những ý tưởng lệch lạc với giáo lý Đức Phật, mặc dù họ không từ bỏ giáo lý đức Phật!

Dù ở đông hay tây bán cầu, nhưng khi quy y Phật rồi Bạn cần thực hành giới luật Phật, những bài vỡ mà Bạn đã được làm phép quán đỉnh và thọ học. Ở trường hợp nầy, Ban hiểu biết ít hay nhiều cũng không sao, vì hiểu đến đâu thực hành đến đó, cố công nghiên tầm học tập giáo lý thật nhiều, hiểu biết sâu rộng sẽ tránh được những lạc lầm theo ý tưởng tà kiến ngoại đạo. Ban nói là vào chùa đọc sách bị tán loạn, lý do Bạn chưa hiểu từ ngữ Phật học, sao bạn không gần gũi Thầy Cô để được học Phật Pháp, giáo lý Phật học; muốn hiểu được Phật pháp trước phải học giáo lý Phật học để biết những điều hay lẽ phải của Phật dạy. Trong đại luật, sách Yết Ma Chỉ Nam của Hòa Thượng Thích Trí thủ biên soạn, có ghi lời Đức Phật dạy cho hàng tín tâm cư sĩ như sau:" làm Phật tử có 4 việc chính cần phải thực hiện: Một là gần gủi thiện sĩ (thầy Bổn sư, chư Tăng Ni) gần người lành tìm học Phật pháp để tu, học giáo lý Phật học để biết. Hai là, trọn đời thực hiện các việc lành, thánh thiện, tránh xa các điều ác, mê lầm; Ba là học Giáo lý Phật học để biết, tại sao giáo lý Phật có sức thu hút chúng sanh và mọi người khi phát tín tâm quy y Tam Bảo không đánh mất niềm tin; Bốn là thực hiện những điều Phật dạy mà Phật tử đã học. Các Ban thực hiện đủ bốn điều nầy thì đủ duyên, đủ tố chất người Phật tử; chẳng những thế mà còn là người xuất gia mẫu mực trong nội tâm của người cư sĩ.

Thế thường trong học đường Việt Nam thì nói: "học Thầy không bằng học Bạn"; tuy nhiên học Ban thì học, nhưng nếu muốn tu hành đúng đắn phải tầm minh sư, minh sư là người học cao hiểu rộng, có đạo hạnh, có trí huệ, thiền gia chân chính, tố chất cuối cùng là nhơn duyên, học Phật pháp thì nhờ bạn, đến khi thực hành phải nhờ Thầy mới không "choán ngợp", vì Thầy là sứ giả của Phật, lão thông giáo lý, tri và hành hiệp nhất, nói được lời Phật, phân tích cạn kẽ những áo nghĩa lời Phật dạy.


Việc thờ phượng cốt tượng Phật:


Tại sao có chùa nơi thờ nhiều tượng Phật, có nơi thờ một tượng Phật?


Thật sự thì người con Phật chỉ thờ một Đức Phật, mà Đức Phật đó tức là Phật Thích Ca Mâu Ni, như các chùa Nam tông Phật giáo, Tịnh xá Khất Sĩ, một số Thiền viện, Tu viện, chùa Bắc tông Phật giáo


Hiện nay sở dĩ các chùa thờ nhiều tượng cốt, có nhiều nguyên nhân:


Một là do sự tín tâm của Phật tử, cúng dường tượng cốt Phật thật nhiều vào chùa buộc lòng vị Trụ trì phải tôn thờ để cho đệ tử được phước, và vui lòng.


Hai là các ngôi Chùa Bắc tông ở Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam ngoài việc thờ tượng Phật Thích Ca, còn thờ thánh tượng Tây Phương Tam Thánh, Di Lặc Tôn Phật, Văn Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền tại ngôi Tam Bảo, thờ chư lịch đại tổ sư kế thế Trụ trì, thờ Phật mẫu chuẩn đề, Giám trai Sứ giả bao nhiêu đó cũng thấy nhiều lắm rồi. Các chùa cổ Trung hoa, Việt Nam còn thờ Phật Địa Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thập điện Diêm vương v.v...


Một số ít chùa thờ ngôi Tam Bảo Thánh tượng Quán Thế Âm, có chùa thờ Thánh tượng Di Lặc Tôn Phật (Tam Bảo mười phương), các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam có liên quan đến Đạo Phật, như Phật giáo Tứ Ân thờ "tấm vải trần điều", Phật giáo Hòa Hảo thờ tấm "vải nâu", chùa của Phật giáo Tứ Ân thờ Phật Thích Ca nhưng không có tượng Phật Thích Ca, nhẫn đến các vị Phật, Bồ tát khác cũng thế (gọi là thờ vô vi).


Học giáo lý Phật học:


Trong Kinh Pháp Hoa, Phật dạy: "giáo pháp Phật chỉ có một thừa là Phật thừa, nhưng vì phương tiện độ sanh nên nói ba thừa Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn thừa để có nhiều phương tiện độ sanh; giúp cho giới trí thức cũng tu được, người giàu, người nghèo, nam nữ trẻ già, không luận sắc tộc màu da cũng đều tu được. Thường thì mọi người khẳng định vào chùa tâm an lạc, khi nghe pháp luôn sanh lòng hoan hỉ, nhưng Bạn thì nói học kinh, học từ ngữ Phật học lại rối hơn là tại Bạn dễ tin, gặp đâu tin đó, dễ bị lung lạc mê lầm, nên Bạn cần phải tập trung tu học và tác pháp hành pháp tu có mực thước thì không có gì phải rối. Rối là việc của thế gian, việc Phật thì không rối, mà còn làm cho Bạn thêm tĩnh tâm chánh niệm.


Bạn có nhớ, những lúc đi siêu thị, bạn có rối lắm không, chắc chắn là không rồi, siêu thị tuy nhiều mặt hàng, nhưng khi Bạn đến để mua hàng, thì trong đầu Bạn có tính sẳn mua cái gì? và hàng ở đâu? thì đâu có gì phải rối.


Các từ sử dụng cho cơ sở thờ tự:


Cơ sở thờ tự, nơi thờ Phật thường gọi là ngôi Tam Bảo, Chính điện, Đại hùng Bửu điện là trái tim của người con Phật, nơi mình gởi gấm tâm tư của đời người tu sĩ, cư sĩ Phật tử đệ tử của Đức Phật.


Ở Việt Nam, nơi thờ Phật gọi là Chùa, Tu viện, Thiền viện, Tịnh xá, Tinh xá, Tăng xá, Ni viện, Thiền Tự, Tịnh thất, Niệm Phật Đường, xưa nhất gọi là Cổ tự hay Tổ đình.


Tổ đình
nơi thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, lưu trữ kinh sách Phật, nơi chư Tăng hoặc chư Ni cư trú tu hành, có nhiều người kế thừa Phật pháp, nơi xuất thân chư Tăng Ni tu hành và được bổ nhiệm đi hành đạo.

Chùa
nơi thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, lưu trữ kinh sách Phật, nơi chư Tăng hoặc chư Ni cư trú tu hành.

Tu viện
nơi thờ Phật, thờ Tổ sư Tịnh độ Lô Sơn Huệ Viễn, Tổ sư khai sơn môn phái, lưu trữ kinh sách Phật, nơi đào tạo chư Tăng hoặc chư Ni tu Tịnh độ niệm Phật.

Thiền viện
nơi thờ Phật, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, lưu trữ kinh sách Phật, nơi đào tạo chư Tăng hoặc chư Ni tu Thiền.

Tịnh xá
nơi thờ Phật, Tổ sư Minh Đăng Quang, lưu trữ kinh sách Phật, nơi chư Tăng hoặc chư Ni tu theo pháp hạnh Khất sĩ.

Các chùa, Thiền viện Nam tông
thờ Phật và chư vị A La Hán, lưu trữ kinh sách, chư Tăng viên tịch.

Tịnh thất
là nơi thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, lưu trữ kinh sách Phật, nơi chư Tăng hoặc chư Ni cư trú tu hành. Tuy nhiên chỉ có một vài vị Tăng, Ni hay Cư sĩ cư trú tu hành mà thôi.

Niệm Phật Đường, Đạo tràng
là nơi thờ Phật dành cho Phật tử chiêm bái, tụng kinh niệm Phật.

Tinh xá, Tăng xá, Ni viện, Thiền tự
tuy có tên khác, nhưng chủ yếu cũng thờ tự như trên.

Ngoài ra còn có các cơ sở Viện Phật Học, Phật Học Viện, Phật Học Đường, Trường Trung Cấp Phật Học, Lớp Cao Đẳng Phật Học, Lớp Sơ cấp Phật học là nơi đào tạo chư Tăng Ni.


Việc vào chùa lễ Phật thắp nhang
(hương)

Đạo Phật có nhiều môn phong pháp phái, mỗi môn phong pháp phái đều có nghi lễ riêng gọi là biệt truyền, làm đệ tử thì có Thầy, Phật tử của môn phong nào thì lễ bái theo môn phong đó, chẳng có gì khó thực hành. Điều cần yếu là không có ý niệm hay mở lời chê khen tôn giáo mà mình tín ngưỡng, dù nơi đó không phải là thầy của mình, không phải là chùa của mình quy y.


Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, người Phật tử rất tiến bộ và có ý thức khi đi chùa, họ chỉ dâng hương tượng trưng, hoặc khi trên bàn đã có hương, thì họ không còn dâng hương nữa mà chỉ lễ Phật, lễ Tổ và rất thích được diện kiến Trụ trì, chư Tăng hoặc chư Ni để học Phật Pháp và giáo lý Phật học.


Nhân dịp đầu xuân Nhâm Thìn (2012), thay mặt toàn thể chư Tăng Ni môn phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng và Quan Âm Tu Viện chúc Phật tử và gia quyến thân tâm an lạc, vô lượng kiết tường như ý.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét