Joseph Edmond Safra, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Safra với tài sản trị giá 13,8 tỷ USD được Tạp chí Forbes bình chọn là chủ nhà băng giàu nhất thế giới hiện nay.
1. Truyền thống kinh doanh lâu đời trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Cách
đây một thế kỷ, tại Đế quốc Ottoman (hay còn gọi Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ),
ông tổ của Joseph Safra được xem là một trong những chủ nhà băng có uy
tín nhất. Ngân hàng do ông tổ của Joseph Safra điều hành đã thực hiện
thành công các giao dịch thương mại cho khách hàng ở Alexandria, Aleppo
và Istanbul.
2. Jacob Safra thành lập Jacob E. Safra Bank tại Beirut (Lebanon)
Gran Serail Solidere, Beirut, 1930
Vào
đầu thế kỷ 20, khi Đế quốc Ottoman bắt đầu có dấu hiệu sụp đổ, Jacob
Safra nhanh chóng tách khỏi việc kinh doanh của gia đình và chuyển đến
sống ở Beirut (Lebanon). Tại đây, ông thành lập ngân hàng Jacob E. Safra
Bank. Người con trai cả của Jacob, Edmond Safra sớm tham gia vào công
việc làm ăn của cha mình từ năm 16 tuổi.
3. Ngôi nhà mới ở thành phố Sao Paulo (Brazil)
Sau
thế chiến thứ hai, năm 1952, Jacob Safra quyết định chọn Sao Paulo
(Brazil) làm nơi khởi đầu mới cho các hoạt động kinh doanh của mình. Năm
1955, ông thành lập ngân hàng Safra SA (hiện nay là Banco Safra de
Investimento).
Gia đình Safra nổi tiếng về sự
thận trọng và kín tiếng. Các bản ghi chép quan trọng liên quan đến công
việc của gia đình đều được viết bằng chữ Ả rập cổ. Chỉ những người thuộc
dòng dõi trí thức Do Thái Sephardic có nguồn gốc Trung Đông mới đọc
được loại chữ này.
4. Edmond Safra thành lập Trade Development Bank tại Geneva (Thuỵ Sĩ)
Vào
năm 24 tuổi, Edmond Safra tìm thấy cơ hội kinh doanh tại Geneva và
nhanh chóng thành lập Trade Development Bank. Đây là thời điểm tài năng
kinh doanh thiên bẩm của Edmond Safra bắt đầu toả sáng. Sau hơn 20 năm
hoạt động, với số vốn ban đầu 1 triệu USD, Trade Development Bank dưới
tài điều hành của Edmond đã đem về cho dòng họ Safra khối lượng tài sản
trị giá 5 tỷ USD.
5. Thành công tiếp nối tại New York (Hoa Kỳ)
Sau
thành công rực rỡ của Trade Development Bank tại Thuỵ Sĩ, Edmond Safra
tiếp tục mở rộng kinh doanh sang Hoa Kỳ. Tại New York, năm 1966, Edmond
Safra thành lập ngân hàng Republic National Bank of New York. Đến giữa
thập niên 80, ngân hàng này vượt mặt nhiều nhà băng lâu đời khác tại đây
để trở thành một trong ba ngân hàng mạnh nhất New York, chỉ đứng sau
Citigroup và Chase Manhattan.
6. Khủng hoảng bắt đầu
Đầu
những năm 80, trong tình trạng khó khăn chung của cuộc khủng hoảng nợ
Châu Mỹ Latin, Trade Development Bank bị tập đoàn American Express thâu
tóm chỉ với 650 triệu USD. Đây có lẽ là một trong những ám ảnh đối với
gia đình Safra.
7. Nỗ lực được đền bù xứng đáng
Sau
khi Trade Development Bank bị American Express thâu tóm, Edmond Safra
cố gắng tìm cách mua lại ngân hàng này nhưng không thành công. Không
dừng lại ở đó, Edmond Safra nhanh chóng thành lập một ngân hàng mới, đưa
nó thành đối thủ cạnh tranh của Trade Development Bank. Tức tối trước
hành động này của Edmond, American Express nhanh chóng triển khai chiến
dịch nhằm ngăn chặn các hoạt động kinh doanh của Edmond và gia đình ông.
Năm
1989, sau nhiều chiêu bài không thành công, American Express phải công
khai xin lỗi gia đình Edmond và quyên góp 8 triệu USD vào quỹ từ thiện
do gia đình Safra lựa chọn.
8. Độc thân ở tuổi 44
Tuy
thành công vang dội trên thương trường, nhưng Edmond Safra vẫn là anh
chàng độc thân vui tính. 44 tuổi, Edmond nổi tiếng là ông chủ nhà băng
thành công nhất thế giới vẫn còn độc thân và luôn bị ám ảnh về hình ảnh
một cô vợ đào mỏ.
9. Tình yêu đến
Edmond
Safra gặp gỡ Lily Monteverde lần đầu tiên vào năm 1969 sau khi người
chồng thứ hai của Lily, Alfredo Monteverde qua đời do tự sát. Thừa hưởng
khối tài sản kếch xù từ chồng, Lily Monteverde trở thành goá phụ Brazil
giàu có.
10. Tình yêu bị ngăn cấm
Có
cảm tình với Lily Monteverde, Edmond Safra cho rằng đây là người phụ nữ
của đời mình. Ông tin người goá phụ giàu có này đến với mình bằng cả
tấm lòng, chứ không phải vì ông là chủ nhà băng giàu nhất thế giới. Tuy
nhiên, tình yêu của cả hai gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình
của Edmond. Họ cho rằng Lily Monteverde đã quá tuổi sinh con, không xứng
đáng với ông, và cũng do bà bị nghi ngờ có liên quan đến vụ tự tử của
chồng. Nghe theo lời của gia đình, Edmond chia tay Lily và quay về New
York.
11. Không gì ngăn cản được tình yêu
Tuy
gặp phải nhiều ngăn cấm từ gia đình, nhưng Edmond và Lily vẫn quyết
định quay lại với nhau vào năm 1972. Sau khi đồng ý ký vào hợp đồng hôn
nhân dài 600 trang, hai người chính thức thành hôn vào năm 1976.
12. Hoạt động từ thiện
Có
cuộc sống giàu sang với hàng loạt bất động sản đắt tiền ở khắp thế
giới, nhưng Edmond và Lily luôn tích cực hoạt động từ thiện. Họ đã quyên
góp hàng triệu đô la cho các tổ chức giáo dục, y tế và văn hoá trên
toàn thế giới.
Giáo
đường Do thái Edmond J. Safra ở New York do ông bà Edmond và Lily Safra
quyên góp xây dựng Edmond và Lily Safran đã quyên tiền xây dựng Bệnh
viện Nhi đồng ở Tel Hashomer (Israel)
13. Cuộc vui chóng tàn
Tháng
12/1999, Edmond Safran được phát hiện chết trong nhà của mình ở Monaco.
Cảnh sát tin rằng đây là một vụ ám sát và buộc tội y tá riêng của ông
tên Ted Maher. Tuy nhiên, mọi người vẫn đoán già đoán non hung thủ thật
sự không phải cô y tá, mà có thể là vợ ông, Lily Safra hoặc mafia Nga.
14. Phải tiếp tục sống
Bỏ
ngoài tai mọi lời đàm tiếu, Lily Safra dồn sức cho các hoạt động xã
hội, từ thiện như vẫn làm khi Edmond Safra còn sống. Bà dùng toàn bộ số
tiền 38 triệu USD thu được từ việc bán đấu giá bộ trang sức quý gồm 70
món của mình để quyên góp cho các tổ chức từ thiện, giáo dục và y tế.
Sợi dây chuyền trong bộ trang sức gồm 70 món của Lily Safra
15. Hoạt động kinh doanh vẫn phát triển tốt
Mặc
dù không nổi tiếng bằng anh trai của mình, nhưng Joseph Safra cũng là
người được kính nể trong giới ngân hàng. Joseph Safra có trong tay 13,8
tỷ USD, được tạp chí Forbes bình chọn là chủ nhà băng giàu nhất thế giới
và là người giàu thứ nhì Brazil. Ông đang sống cùng vợ và ba người con
tại New York.
Theo Nguyễn Ngọc Hà
Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét