Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Thiền sư Liễu Quán người chấn hưng Phật giáo xứ Đàng Trong


Thiền sư Liễu Quán- Nếu thiền sư Chân Nguyên được xem là nhân vật chủ chốt trong việc chấn hưng Phật giáo ở đàng Ngoài thì Liễu Quán là nhân vật quan trọng tiêu biểu cho công nghiệp phục hưng, xiển dương và trực tiếp lãnh đạo Phật giáo ở đàng Trong…

1. Thiền sư Liễu Quán sinh năm 1670, trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
vốn là người họ Lê, pháp danh là Thiệt Diệu, còn Liễu Quán là hiệu.

Từ năm lên sáu tuổi, Liễu Quán đã mồ côi mẹ. Tới năm 1682, khi mới 12 tuổi, khi theo cha đi chùa Hội Tôn lễ Phật, Liễu Quán đã gặp thiền sư Tế Viên.

 Như một cơ duyên trời định, Liễu Quán cảm mến vị thiền sư chùa Hội Tôn và nhất quyết xin phụ thân cho mình xuất gia tại đây. Biết không thể thay đổi được cậu con trai, cha ông đành chấp nhận gửi ông lên chùa Hội Tôn theo Tế Viên tu Phật.

Liễu Quán rất được Tế Viên thương mến và hết lòng dạy dỗ. Những năm tu hành tại chùa Hội Viên, ngài chỉ làm những công việc nhỏ nhặt như gánh nước cũng như hai thực hiện thời khóa công phu và luật tiểu Sa Di...


Tu tập ở đây được 7 năm thì Tế Viên viên tịch khi đó Liễu Quán vừa tròn 19 tuổi. Sau khi lo chu tất tang lễ của thầy, Liễu Quán từ biệt những huynh đệ của mình ở chùa Hội Tôn rồi một mình lên đường tìm thầy tiếp tục học đạo.


Năm 1690, Liễu Quán vượt Trường Sơn ra đất Thuận Hóa, đến xin tu học với sư với Giác Phong lão tổ ở chùa Thiên Thọ, núi Hàm Long.

 Tuy nhiên, một năm sau đó, Liễu Quán được tin cha mắc bệnh nặng, vì vậy, ông xin phép thầy cho phép mình về nhà để chăm sóc cha cho tròn chữ hiếu.
Thiền sư Liễu Quán
Thiền sư Liễu Quán

Hằng ngày ông vào rừng lo đốn củi đổi gạo và thuốc men để chăm sóc cho phụ thân. Bốn năm sau, năm 1695, cha ông qua đời. Sau khi lo tang chay và giao hết nhà cửa hương hỏa cho những người bà con họ hàng, Liễu Quán lại tiếp tục lên đường học đạo.

2. Năm 1695, nghe thiền sư Thạch Liêm tổ chức giới đàn ở chùa Thiền Lâm, Huế, Liễu Quán tới xin được thụ giới Sa-Di với đạo hiệu Liễu Quán húy Thiệt Diệu, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 35.


Năm 1697, thiền sư Từ Lâm làm Đàn đầu Hòa thượng, Liễu Quán vừa tròn 27 tuổi được thọ giới Cụ Túc và tấn đàn Tỳ kheo giới.


Đắc giới xong, Liễu Quán ở lại đây 2 năm để cầu học những giới pháp đã thọ cho thật thông suốt, sau đó, tới năm 1699, Liễu Quán đi khắp nơi thăm viếng nhiều chùa để học hỏi đạo lý, và quyết định hiến thân cho đời sống đạo, chẳng quản đạm bạc gian lao.


Năm 1702, Liễu Quán tìm tới gặp thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn ở núi Long Sơn, Huế, một vị hòa thượng có tiếng thông thái khéo dạy người niệm Phật tham Thiền lúc bấy giờ.


Trước khi chấp nhận Liễu Quán làm học trò, Tử Dung đã thử nhiều lần và bắt ông giải thích câu: “Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?” (nghĩa là: Muôn pháp quy về một, một về đâu).


Câu thoại đầu này làm Liễu Quán suy nghĩ miên man nhưng vẫn không thể ngộ ra chân lý thâm diệu trong đó.


Cuối cùng, không còn cách nào khác, Liễu Quán lại phải trở về chốn cũ Phú Yên để tịnh tu và tham cứu cho được câu mà sư Tử Dung giao cho. Liễu Quán tham quán trong suốt 5 năm liền mà vẫn chưa làm bung vỡ được thâm ý của câu thoại đầu nên cảm thấy rất hổ thẹn.


Một hôm, nhân đọc cuốn Truyền Đăng Lục, khi đọc đến câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hồi xứ” (Nghĩa là: Chỉ vật mà truyền tâm, chính vì vậy mà người ta không hiểu nổi) bỗng nhiên ông thấy đã tìm ra câu giải đáp mà tổ Tử Dung mình đã đặt ra, nhưng vì đường sá xa cách, ông không thể ra trình bày với Tử Dung chỗ sở ngộ của mình.


Mãi tới năm 1708, Liễu Quán quyết định tìm ra núi Long Sơn để gặp tổ Tử Dung và trình bày kiến giải của mình để thầy biết về công phu và sự tiến bộ của ông trong những năm qua. Vừa gặp thầy, Liễu Quán nói câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ" trong “Truyền Đăng Lục”.


Sư Tử Dung nói: “Ðứng ở hố thăm buông tay, tự mình chịu lấy, chết rồi sống lại, bấy giờ không ai có thể dối người”. Liễu Quán nghe xong liền vỗ tay rồi cười ha hả. Tử Dung liền nghiêm nét mặt nói: “Không phải vậy đâu”.


Liễu Quán liền đọc: “Xường chùy nguyên thị thiết” (nghĩa là cái dùi nguyên là sắt). Sư Tử Dung lại lắc đầu đáp: “Cũng không phải vậy đâu”.


Sáng hôm sau, tổ Tử Dung thấy ngài đi ngang, liền gọi vào và bảo: “Công án ngày hôm qua chưa xong, hôm nay hãy nói lại xem sao”. Liễu Quán liều đọc hai câu: “Sớm biết đèn là lửa, Cơm chín đã lâu rồi!”. Tổ  Tử Dung nghe xong lấy làm vừa lòng lắm và hết lời khen ngợi công phu tu tập của Liễu Quán.


Tới năm 1712, khi ông gặp lại tổ Tử Dung lần thứ 3 khi cùng tới dự đại lễ Toàn Viện ở tỉnh Quảng Nam, Liễu Quán đem trình lên tổ Tử Dung bài kệ Tắm Phật thể hiện chỗ sở ngộ của  mình.

 Tử Dung xem xong bài kệ, liền hỏi Liễu Quán: "Tổ tổ truyền cho nhau, Phật phật trao cho nhau, chưa rõ truyền trao cái gì ấy?". Liễu Quán đáp: "Măng đá mọc chồi dài một trượng, Cây chổi bằng lông rùa nặng ba cân".

Hòa thượng Tử Dung hỏi tiếp: "Thuyền trượt trên núi cao, ngựa chạy dưới đáy biển" nghĩa là gì? Ông đáp: "Trâu đất gãy sừng rống thâu đêm, đàn cầm không giây gảy suốt ngày". Đến đây thì tổ Tử Dung rất bằng lòng về sự tu tập của Liễu Quán.


3. Liễu Quán đắc pháp và được truyền tâm pháp vào lúc ngài vừa 42 tuổi. Cũng từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của  mình ở xứ Đàng Trong.


Nếu thiền sư Chân Nguyên được xem là nhân vật chủ chốt trong việc chấn hưng Phật giáo ở Đàng Ngoài thì Liễu Quán là nhân vật quan trọng tiêu biểu cho công nghiệp phục hưng, xiển dương và trực tiếp lãnh đạo Phật giáo ở đàng Trong.


Năm 1722 ông về trụ trì ở tổ đình Thiền Tôn, Huế. Trong các năm 1733, 1734 và 1735 Liễu Quán mở bốn đại giới đàn theo lời thỉnh cầu của các tín đồ. Tới năm 1740 sau khi truyền giới ở chùa Long Hoa, ông trở lại tổ đình.

 Ðương thời chúa Nguyễn Phúc Chu cảm phục đạo đức và danh tiếng của Liễu Quá cho triệu ông vào cung, nhưng ông  muốn giữ sự tự tại ở chốn lâm tuyền nên đã từ chối lời mời mà không đến. Do đó, chúa và quần thần hay vào tổ đình Viên Thông để hỏi đạo, nên núi này mới có tên là núi Ngự.

Mùa Xuân năm 1742 ông lại mở giới đàn tại chùa Viên Thông. Tuy nhiên, tới tháng 10 năm 1742, ông lâm bệnh nhưng không có dấu hiệu trầm trọng. Tháng 10 năm ấy, ông họp các đệ tử  nói: "Ta sẽ ra đi, sứ  mạng của ta ở đời này đã xong".


Các đệ tử khóc òa. Liễu Quán khuyên bảo: "Tại sao các vị khóc? Chư Phật còn nhập Niết bàn. Ta cũng vậy, ta đến đi rõ ràng, về có nơi chốn. Xin đừng buồn rầu, hãy cố gắng tinh tấn hơn lên".

 Một buổi sáng mùa Đông năm 1742, tại tổ đình Viên Thông, trước khi mất mấy ngày, ông sai đệ tử đem bút mực ra để viết bài kệ như sau: “Thất thập dư niên thế giới trung, Không không sắc sắc diệc dung thông, Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý, Hà tất bôn mang vấn tổ tông? (Ngoài 70 năm trong thế giới, Không không sắc sắc thấy dung thông, Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ, Nào phải ân cần hỏi tổ tông).

Viết xong, ông bảo các đệ tử: "Các vị xem này, ta đến với cõi đời này giản dị biết bao nhiêu. Ta sẽ ra đi trọn vẹn. Mai sau các vị hãy áp dụng thực hành thánh hạnh. Xin hãy cố gắng chớ quên lời dạy bảo của tôi".


Ngày 22 tháng 11 năm 1742 sau khi dùng trà, hành lễ buổi sáng, ông hỏi các đệ tử: “Đã tới giờ Mùi (khoảng 1 đến 3 giờ chiều) chưa”. Các đệ tử đáp bây giờ vừa đúng giờ Mùi. Liễu Quán nhắm mắt thị tịch rồi trút hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng và thanh thản.


Sau khi ông mất, Chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc làm bia ký và dựng tháp phụng thờ ông trên núi Thiên Thai cạnh tổ đình Thuyền Tôn, xóm Ngũ Tây với thụy hiệu là Đạo Hạnh Thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng.
Tháp Liễu Quán
Tháp Liễu Quán

Tháp của ngài được xây gần Tổ đình Thuyền Tôn, nằm ở phía nam núi Thiên Thai, trên the đất làng An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên cũ.

Thiền sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một tông phái đặc thù và linh động, có một nền móng vững chắc ở Đàng Trong.

 Trước khi Liễu Quán xuất hiện, thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam ảnh hưởng của Trung Quốc. Chính tổ Liễu Quán đã Việt hóa tất cả từ văn hóa, kiến trúc và nghi lễ,… của dòng thiền này.

Liễu Quán có bốn người đệ tử nổi tiếng gồm: Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu. Bốn người này sau khi Liễu Quán viên tịch đã tạo lập bốn trung tâm Hoằng Dương chánh pháp lớn ở khắp xứ Dàng Trong.


Vì vậy, từ thế kỷ thứ 18 trở về sau đã dần hình thành và phát triển một thiền phái có tên là Thiền phái Liễu Quán.


Khi Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, Thiền phái Liễu Quán cũng đi dần theo quần chúng ở các vùng đất mới. Cứ như vậy, Thiền phái Liễu Quán cứ tiếp tục phát triển cho tới ngày nay.
  • Bằng Hư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét