Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

TPHCM: Sư giả "hốt bạc" dưới chân cầu vượt

imageChỉ gần 2 giờ quan sát, chúng tôi ghi nhận có hàng trăm lượt khách “thành kính” để tiền vào bát khất thực của người thanh niên còn khá trẻ “hành nghề” giả sư.
Chiều 2/6, hàng ngàn du khách nườm nượp rời Khu du lịch Suối Tiên (phường Tân Phú, quận 9-TPHCM) để trở về nhà sau một ngày vui chơi lễ hội trái cây được tổ chức tại đây.

Hàng trăm lượt người thành tâm “góp” tiền cho “sư giả”.
Hàng trăm lượt người thành tâm “góp” tiền cho “sư giả”.
Ngay cầu thang bước lên cầu vượt, một “vị sư” là thanh niên khoảng 35 tuổi tay cầm bát khất thực chờ nhận tiền bố thí của khách thập phương. Chỉ gần 2 giờ có mặt quan sát, chúng tôi ghi nhận có hàng trăm lượt người với vẻ thành tâm, kính cẩn để tiền vào bát của “thầy”. Thậm chí có người còn để vào bát những tờ tiền có mệnh giá lớn.

Khi thấy bát tiền đầy, cặp mắt láo lia quan sát lúc thưa người, gã thanh niên giả sư này nhanh chóng hốt bạc cho vào giỏ xách đeo bên cạnh rồi tranh thủ lấy bộc nước mía để uống giải khát rồi tiếp tục “thành kính”…chờ tiền.

Phút thư giản ngáp và giải khát của “sư”.
Phút thư giãn giải khát của “sư”.
Có lẽ do đứng hoài mỏi chân không chịu nổi nhưng “tiếc” vì khách còn quá đông không thể bỏ về nên ‘sư giả” tiếp tục chờ bố thí bằng cách ngồi bệt xuống đường, một hình ảnh vô cùng phản cảm.

Được biết, Thành hội Phật giáo TP.HCM đã thông báo rộng rãi rằng, Thành hội không chủ trương cho các nhà sư đi khất thực, các nhà chùa cũng không tổ chức khất thực.


Quá mỏi chân nhưng còn “tiếc” tiền, “sư giả” đành ngồi bệt xuống đất hành nghề.
Quá mỏi chân nhưng còn “tiếc” tiền, “sư giả” đành ngồi bệt xuống đất hành nghề.
Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, khẳng định: “Tất cả những người khất thực trên đường phố đều là sư giả. Người dân muốn làm từ thiện thì nên đến chùa hoặc đóng góp cho các tổ chức xã hội, các chương trình vì người nghèo”.

Thế nhưng, nhiều người vẫn cho tiền những kẻ giả sư, vô tình tiếp tay cho thói lười lao động của họ.


Người thanh niên còn khá trẻ lại khỏe mạnh nhưng lười lao động đi làm “sư” giả
Người thanh niên còn khá trẻ lại khỏe mạnh nhưng lười lao động đi làm “sư” giả
Theo: bee.net.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét