Sóc Trăng là một tỉnh miền Tây Nam bộ nổi tiếng với các ngôi chùa Kh’mer. Một trong số đó phải kể đến chùa Chén Kiểu. Đây là ngôi chùa có thiết kế khá đặc biệt khi được cẩn bằng mảnh chén, bát và đĩa rất tỉ mẩn.
Cách thành phố Sóc Trăng chừng 10km, chùa Chén Kiểu nằm trên đường đi
Bạc Liêu, thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Chùa có niên đại từ khoảng
năm 1815 trên một nền đất rộng, vì được cất bằng lá. Qua vài lần tu sửa
và được các nghệ nhân sáng tạo bằng cách sử dụng các mảnh vỡ chén kiểu
để trang trí cái tên chùa Chén Kiểu cũng ra đời từ đó.
Từ thành phố Sóc Trăng, để đến chùa, bạn có thể đi bằng nhiều loại phương tiện, ô tô, “xe ôm” hoặc tự mình đi xe máy. Chùa nằm kề bên đường lớn, vì thế, rất tiện cho việc đi lại. Cổng chính chùa màu nâu đỏ, cũ kỹ nhưng uy nghi ba ngôi tháp, được chạm khắc, đắp nổi thể hiện nét đặc trưng của văn hoá truyền thống Kh’mer. Những ai lần đầu tiên đến với ngôi chùa hẳn sẽ có cảm giác thích thú và lạ lẫm, khi toàn bộ chùa được ốp sứ độc đáo. Những mảnh sứ lấp lánh, khi ánh nắng mặt trời chiếu vào hắt ánh sáng ngược lên, khiến cho ngôi chùa càng thêm phần lấp lánh.
Cái tên đã thể hiện đầy đủ nét đặc trưng của chùa, từ hành lang, lan can, đến sàn nhà, trần nhà, cột… đều được ốp khéo léo bởi sứ, đĩa và chén kiểu. Ngay cả các bức tranh được trang trí bên ngoài cũng được sắp xếp từ đồ sứ, chén bát vỡ. Mái chùa Chén Kiểu cũng giống như các ngôi chùa Kh’mer khác được thiết kế với ba tầng, tầng dưới cùng bao giờ cũng có diện tích lớn, càng lên các tầng trên càng nhỏ dần. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ngay bên dưới mái là những tượng người đầu chim (Krud hay Garada) với tay đỡ mái. Rắn thần và chim thần là hai thế lực đối nghịch luôn luôn cùng hiện diện. Và toàn bộ các chi tiết, bức tranh… của mái chùa đều được cẩn bằng chén kiểu.
Từ thành phố Sóc Trăng, để đến chùa, bạn có thể đi bằng nhiều loại phương tiện, ô tô, “xe ôm” hoặc tự mình đi xe máy. Chùa nằm kề bên đường lớn, vì thế, rất tiện cho việc đi lại. Cổng chính chùa màu nâu đỏ, cũ kỹ nhưng uy nghi ba ngôi tháp, được chạm khắc, đắp nổi thể hiện nét đặc trưng của văn hoá truyền thống Kh’mer. Những ai lần đầu tiên đến với ngôi chùa hẳn sẽ có cảm giác thích thú và lạ lẫm, khi toàn bộ chùa được ốp sứ độc đáo. Những mảnh sứ lấp lánh, khi ánh nắng mặt trời chiếu vào hắt ánh sáng ngược lên, khiến cho ngôi chùa càng thêm phần lấp lánh.
Cái tên đã thể hiện đầy đủ nét đặc trưng của chùa, từ hành lang, lan can, đến sàn nhà, trần nhà, cột… đều được ốp khéo léo bởi sứ, đĩa và chén kiểu. Ngay cả các bức tranh được trang trí bên ngoài cũng được sắp xếp từ đồ sứ, chén bát vỡ. Mái chùa Chén Kiểu cũng giống như các ngôi chùa Kh’mer khác được thiết kế với ba tầng, tầng dưới cùng bao giờ cũng có diện tích lớn, càng lên các tầng trên càng nhỏ dần. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ngay bên dưới mái là những tượng người đầu chim (Krud hay Garada) với tay đỡ mái. Rắn thần và chim thần là hai thế lực đối nghịch luôn luôn cùng hiện diện. Và toàn bộ các chi tiết, bức tranh… của mái chùa đều được cẩn bằng chén kiểu.
Vào trong chùa, du khách sẽ càng ngạc nhiên hơn khi toàn bộ trần nhà, các bức tường, vật trang trí như bình hoa, họa tiết rồng, cột chính… đều được làm từ sứ đủ màu sắc. Ấn tượng nhất là các bức tranh kể về cuộc đời của Phật tổ cũng được làm từ sứ và được cẩn lên tường. Phía sau của chùa, các bức tường, tranh trang trí… có chút đặc biệt hơn khi được trang trí, tạo hình bằng… mảnh vỡ bát, đĩa. Tuy được làm ra từ chính những mảnh vỡ của bát đĩa, những thứ tưởng như chỉ là đồ bỏ đi, nhưng với bàn tay tài hoa của nghệ nhân, những mảnh vỡ đó đã được xếp sắp có trật tự và dệt nên bức tranh đa sắc, sinh động và đẹp mắt.
Trong khuôn viên chùa mới giờ có thêm vài ngọn tháp xây dựng trong thời gian gần đây. Mỗi tháp thể hiện một tư thế nào đó của Phật: Phật đang giảng đạo, ngồi thiền, niết bàn… Đây là những công trình do người dân cúng dường (công đức) xây nên dưới sự cho phép của trụ trì. Hiện tại chùa Chén Kiểu còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét