Trang

++ CHÙA A DI ĐÀ KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY AN VUI. http://chuaadida.blogspot.com nay được đưa về trang nhà chuaadida.com. KÍNH MỜI QUÍ VỊ HOAN HỶ GHÉ THĂM TRANG NHÀ chuaadida.com và chia sẽ mọi người cùng biết. Cảm Ơn " ++
++ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi. -- Đừng đau khổ với những gì mình không có, hãy biết vui với những gì mình đang có trong tay. -- Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ, mà nằm ở tầm lòng của người cho. -- Có 3 cách để tự làm giầu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ. -- Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh. -- Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. -- Phải ăn để sống chứ không phải sống để ăn. -- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một cái ôm có thể thay đổi một tuần. Một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. -- Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới. -- Sự kiên nhẫn là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. -- Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước. -- Với lòng nhân ái đôi khi vực người từ hố thẳm, Với dạ hẹp hòi đôi lúc đẩy người tận vực sâu. -- Dù xa cách mấy trùng dương Ở đâu cũng có quê hương trong lòng. -- Tiền tài biết đủ thân không nhục, Danh lợi không tham đức mới cao. -- Tiền tài rồi cũng hết, Danh lợi rồi cũng tan, Duy chỉ có lòng người, Sống mãi với thời gian. -- Có không thương ghét chẳng bận lòng, Được mất hơn thua chẳng ngóng trông, Mở rộng tâm ra lòng thanh thảng, An nhiên tự tại dạ thong dong. -- Có thành công lớn nhỏ nào, không từ kiên nhẫn mà nên++

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Độc đáo chùa Mỹ Cụ

Nhà bái đường chùa Mỹ Cụ và các pho tượng đất sét tại chùa Mỹ Cụ có niên đại thời Mạc (thế kỷ XII). Chùa Mỹ Cụ toạ lạc bên sườn núi Chè, thuộc thôn Mỹ Cụ, xã Hưng Đạo (Đông Triều). Bởi chùa được xây dựng ở vị trí đắc địa của núi Chè thuộc làng Mỹ Cụ nên nhân dân đã lấy tên làng đặt cho chùa. Còn tên làng, tương truyền xưa vua Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử đi tu qua nơi này, dân làng làm cỗ ngon dâng vua, nên đặt tên là Mỹ Cụ.

Theo sử sách, năm 1308, vua Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại am Ngoạ Vân, thiền sư Pháp Loa dưới sự dìu dắt của vua Trần Nhân Tông đã được truyền pháp, tiếp tục làm vị tổ thứ 2 của phái thiền Trúc Lâm. Dưới thời thiền sư Pháp Loa, giáo lý Trúc Lâm càng có sức quyến rũ mạnh mẽ tín đồ đạo Phật trong vùng. Từ Yên Tử, giáo lý Trúc Lâm phát triển ra khắp vùng Đông - Bắc. Trong thời kỳ này đã có 800 ngôi chùa lớn nhỏ được dựng lên, trong đó có chùa Mỹ Cụ. Ban đầu khởi dựng, chùa có quy mô và kết cấu kiến trúc kiểu chữ đinh. Đến thời sau này chùa được mở rộng ra khá khang trang, bao gồm chùa chính, nhà tổ, nhà tăng, tạo thành một kiến trúc tổng thể hình chữ khẩu.
Nhà bái đường chùa Mỹ Cụ và các pho tượng đất sét tại chùa Mỹ Cụ có niên đại thời Mạc (thế kỷ XII).
 
Nhà bái đường chùa Mỹ Cụ và các pho tượng đất sét tại chùa Mỹ Cụ có niên đại thời Mạc (thế kỷ XII).
Theo văn bia cổ hiện đang được lưu giữ thì chùa Mỹ Cụ đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo vào các năm: Cảnh Hưng thứ 2 (1741), Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), Gia Long thứ 18 (1819), Tự Đức thứ 11 (1858), Thành Thái thứ 11 (1899).Tuy nhiên, trải qua thời gian và chiến tranh, cuối thời Nguyễn, ngôi chùa đã bị tàn phá, chỉ còn lại chùa chính kiến trúc kiểu chữ đinh, nhưng kết cấu vì kèo và điêu khắc còn giữ được khá nguyên trạng và hệ thống tượng pháp có giá trị nghệ thuật cao, như tượng A Di Đà, tượng Thích Ca Màu Ni, tượng Quan Âm Chuẩn Đề, tượng Ca Diếp, tượng Anan... Mỗi pho tượng mang một hình dáng, biểu hiện nội tâm khác nhau, vô cùng sinh động. Trong đó đa phần được đắp bằng đất sét. Đây đều là những pho tượng đẹp, hình dáng và kích thước quy chuẩn, cân đối, bên ngoài phủ một lớp sơn son thiếp vàng, thoạt nhìn khó có thể phân biệt là tượng đất sét hay tượng gỗ. Đa số các pho tượng vẫn được lưu giữ khá tốt. Những giá trị khác biệt của hệ thống tượng pháp trong chùa Mỹ Cụ đó là các pho tượng bằng đất sét và bằng gỗ đều được tạc tỉ mỉ và khéo léo, mỗi pho tượng mang một hình dáng, biểu hiện nội tâm khác nhau. Các nét chạm trổ mềm mại nhưng khoẻ khoắn và dứt khoát. Màu sắc, hoa văn trang trí trên từng pho tượng đều mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc.
Theo các tài liệu đã nghiên cứu từ trước tới nay, chùa Mỹ Cụ là một trong số ít những chùa ở Quảng Ninh có tượng Phật làm bằng đất sét. Bên cạnh đó, trên phần mái ngôi chùa Mỹ Cụ còn có những mảng chạm ở các vì kèo, đầu dư, kẻ, bảy... thể hiện sự khéo léo và cầu kỳ của những người thợ có tâm tạo dựng và trùng tu chốn phật đài.
Chùa Mỹ Cụ hiện gồm có khu bái đường, nhà tổ và nhà tăng, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 2000. Tuyến đường từ quốc lộ 18 đi qua thôn Mỹ Cụ vào đến chùa cũng đã được đầu tư để du khách thuận lợi đến thăm ngôi chùa cổ và cùng chiêm ngưỡng giá trị nghệ thuật của các pho tượng trong chùa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét